ỨNG DỤNG NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRÊN CỬU ĐỈNH VÀO DẠY HỌC MÔN MỸ THUẬT Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Trạng thái đề tài:

Lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo

Hoạt động: Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật

Năm: 2024

Ngày nộp đề tài: 23/10/2024

Thông tin nhóm tác giả

Tên tác giả / nhóm tác giả: Phạm Châu Lệ Nga, Nguyễn Thị Phương Hoài

Đơn vị công tác của chủ nhiệm: Trường THCS Thị Trấn Phú Lộc

Địa chỉ cơ quan của chủ nhiệm: KV6 Thị Trấn Phú Lộc, Huyện Phú Lộc, tỉn Thừa Thiên Huế.

Tính mới của giải pháp

Cửu Đỉnh có thể coi là một cuộc triển lãm nhiều tác phẩm Mỹ thuật rất tinh tế của những nghệ nhân tài hoa, là biểu tượng cho sự giàu đẹp, thống nhất của đất nước Việt Nam. Cửu Đỉnh là di sản văn hóa quý hiếm, có giá trị nhiều mặt của văn hóa Huế nói riêng và Việt Nam nói chung. Thông qua các bài học Mỹ thuật có vận dụng họa tiết trang trí trên Cửu đỉnh góp phần nêu cao tinh thần tự hào dân tộc, giữ gìn vốn cổ, bản sắc dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó phát triển năng lực thẩm mĩ cho người học như: óc quan sát, ghi chép, ký họa, sáng tạo... nhằm góp phần ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày. Đề tài là sự nghiên cứu mới, phù hợp với chương trình bộ môn Mỹ thuật.

Tính sáng tạo

Có khả năng ứng dụng, sử dụng rộng rãi trong điều kiện của tỉnh Thừa Thiên Huế, đã được áp dụng, thử nghiệm vào giảng dạy. Được hội đồng bộ môn giảng dạy huyện Phú Lộc đánh giá cao, làm thành đề tài báo cáo tại các buổi sinh hoạt hội đồng chuyên môn. Mong muốn làm tài liệu tham khảo cho giáo viên dạy môn Mỹ thuật.

Hiệu quả kinh tế xã hội

Đề tài đã nêu lên một số vấn đề cấp thiết trong đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay và tầm quan trọng của việc dạy học môn Mỹ thuật nói chung và Vẽ trang trí nói riêng. Việc cần thiết phải gắn kết các hoạt động dạy học lý thuyết với gắn liền với thực tế, đặc biệt đối với môn Mỹ thuật cần coi trọng cho học sinh tìm hiểu nhằm giữ gìn vốn cổ dân tộc. Đã phân tích tính cần thiết và tính hiệu quả nhiều mặt trong việc vận dụng các họa tiết trang trí trên Cửu đỉnh thời Nguyễn trong giảng dạy môn trang trí: nâng cao chất lượng học, tạo dựng hứng thú sáng tạo, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước và ý thức bảo tồn, phát huy, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, quảng bá hình ảnh văn hóa dân tộc với thế giới thông qua các sáng tác trang trí…
Facebook
Twitter
LinkedIn
Email