Tổng hợp vật liệu carbon từ chất thải sinh khối nông nghiệp để xác định một số chất cấm trong chăn nuôi

Trạng thái đề tài:

Lĩnh vực: Vật liệu, hóa chất, năng lượng

Hoạt động: Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật

Năm: 2024

Ngày nộp đề tài: 24/10/2024

Thông tin nhóm tác giả

Tên tác giả / nhóm tác giả: Đỗ Mai Nguyễn, Hà Thị Như Ý

Đơn vị công tác của chủ nhiệm: Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

Địa chỉ cơ quan của chủ nhiệm: 77 Nguyễn Huệ, phường Phú Nhuận, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Tính mới của giải pháp

- Tính mới: Đề tài "Tổng hợp vật liệu carbon từ chất thải sinh khối nông nghiệp để xác định các chất cấm trong chăn nuôi" độc đáo và tiên phong ở Việt Nam, sử dụng rơm rạ và bèo lục bình để tạo vật liệu carbon hoạt tính chưa được khai thác rộng rãi. Quy trình tổng hợp sử dụng phương pháp thủy nhiệt và kỹ thuật hiện đại như XRD, SEM, và đẳng nhiệt hấp phụ/giải hấp phụ nitơ. - Tính sáng tạo: Nghiên cứu đảm bảo tính khoa học và ứng dụng cao, giúp giảm ô nhiễm môi trường và cung cấp nguồn nguyên liệu bền vững. Phương pháp điện hóa có độ nhạy cao, chi phí thấp, thời gian phân tích ngắn, và độ ổn định cao. Vật liệu carbon được sử dụng trong phát triển cảm biến điện hóa, kiểm soát chất lượng chăn nuôi, giám sát môi trường và nâng cao an toàn thực phẩm.

Tính sáng tạo

- Sản xuất đơn giản và chi phí thấp: Vật liệu carbon có thể được tổng hợp từ rơm rạ và bèo lục bình, sử dụng công nghệ không cao, dễ dàng mở rộng quy mô. - Hiệu quả trong phân tích điện hóa: Vật liệu có độ nhạy cao, phát hiện nồng độ thấp của các chất cấm với độ chính xác cao. - Ứng dụng đa dạng: Vật liệu carbon có thể sử dụng trong nhiều lĩnh vực như xử lý nước, sản xuất enzyme, và cải tạo đất. Nghiên cứu này nâng cao hiệu quả quản lý an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và khai thác tài nguyên nông nghiệp sẵn có, góp phần phát triển kinh tế địa phương và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hiệu quả kinh tế xã hội

• Giảm chi phí xử lý chất thải nông nghiệp: Chuyển đổi chất thải thành vật liệu có giá trị, giảm chi phí xử lý và ô nhiễm môi trường. • Tăng giá trị kinh tế: Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp tạo ra sản phẩm có giá trị cao. • Bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống: Giảm ô nhiễm, tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường. • Tạo việc làm: Thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, tạo ngành nghề mới liên quan đến sản xuất và ứng dụng vật liệu carbon. • Cải thiện sản xuất chăn nuôi: Xác định và loại bỏ chất cấm, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm và tăng niềm tin của người tiêu dùng.
Facebook
Twitter
LinkedIn
Email