Trạng thái đề tài:
Lĩnh vực: Các giải pháp kỹ thuật nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế
Hoạt động: Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng
Năm: 2025
Ngày nộp đề tài: 04/02/2025
Thông tin nhóm tác giả
Tên tác giả / nhóm tác giả: Nguyễn Thị Vân Khánh, Phan Văn Quốc Đạt
Giáo viên hướng dẫn: Lê Minh Uyên Phương, Đỗ Thị Liêm
Đơn vị học tập (làm việc): Trường THCS Phú Đa
Địa chỉ đơn vị: Thị Trấn Phú Đa, Phú vang, Thừa Thiên Huế
Tính mới của giải pháp
- Thiết bị cắt dây đã có trên thực tế nên đề tài đã tìm ra các nhược điểm của các thiết bị hiện có (chất lượng vết cắt không tốt, dây không nhẵn, chậm, nguy hiểm, tốn nhiều công sức, năng suất thấp, chất lượng dây thấp ...) và đã khắc phục phần lớn các nhược điểm nêu trên. Cụ thể là:
+ Năng suất lao động: (năng suất cắt dây so với dùng cách cắt thông thường bằng kéo). Khi sử dụng dụng cụ này, năng suất lao động tăng lên từ gấp đôi do sử dụng động cơ thay cho sức người.
+ Chất lượng dây: Chất lượng dây tăng lên, kích thước đều, vết cắt nhẵn, tỷ lệ đứt dây khi cắt giảm từ 30% xuống còn 10 %.
+ An toàn cho người lao động: Khi sử dụng dụng cụ để cắt chai nhựa thành dây, người sử dụng sẽ không bị đứt tay do lực kéo mạnh, cạnh dây sắc.
+ Ý nghĩa về giữ gìn bảo vệ môi trường: Các chai nhựa được tái sử dụng mà không phải qua các bước tái chế làm ảnh hưởng đến môi trường. Việc tái sử dụng chai nhựa làm giảm số rác thải nhựa trong môi trường.
- Từ dây buộc đã cắt, áp dụng những kiến thức cơ bản về Vật lý, công nghệ, Sinh học, Mỹ thuật kết hợp với tham khảm các video làm đồ thủ công mỹ nghệ hiện có trên các trang mạng xã hội chúng em đã tạo ra một số sản phẩm từ loại dây này, các sản phẩm tạo ra có tính thẩm mỹ, thân thiện với môi trường và có tính giáo dục bảo vệ môi trường cao...
- Thông qua việc đan lát, ta có thể rèn luyện cho các bạn học sinh tính tỷ mỉ, kiên trì, khéo léo, yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường…
Tính sáng tạo
- Đề tài mang tính thực tiễn cao, có thể áp dụng ngay tại địa phương và nhiều nơi khác nhằm mục tiêu xử lý, tái sử dụng rác thải nhựa bảo vệ môi trường đồng thời tạo ra các sản phẩm tiện dụng hữu ích.
- Với dụng cụ này ai cũng có thể sử dụng, giá thành rẻ, chi phí thấp (phù hợp với túi tiền lao động của người dân, dao động khoảng 200.000 đồng.), tính ứng dụng cao. Giảm chi phí cho việc mua dây buộc cũng như mua một số đồ dùng thủ công trong công việc và sinh hoạt hàng ngày, giảm ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây ra.
- Thông qua học hỏi từ các trang mạng xã hội và kinh nghiệm của bản thân thì ai cũng có thể tạo ra những sản phẩm thủ công đơn giản cho bản thân mình như móc chìa khoá, giỏ sách, rổ rá, đồ trang trí….
Hiệu quả kinh tế xã hội
4. Hiệu quả kinh tế - xã hội
- Với 01 vỏ chai nhựa Coca 1,5 lít giá bán 100đ cắt được 14m dây, bản rộng 5mm bán được với giá 1.500đ; Với 01 vỏ chai nhựa Lavie 0.5 lít giá bán 50đ cắt được 6m dây, bản rộng 5mm bán được với giá 700 đ, có thể dùng thay cho dây buộc bằng sắt hoặc các loại dây nhựa thường dùng. Tuổi thọ của dây khi dùng ngoài trời là khoảng 5-7 năm, cao gấp 10 lần các dây nhựa thường dùng, không bị rỉ như các loại dây sắt thông thường.
- Khi đan thành các dụng cụ sinh hoạt vừa đẹp mắt vừa bền. Các dụng cụ này có thể bán trên thị trường với giá dao dộng từ 3.000 đồng( ví dụ : móc khoá) trở lên tuỳ thuộc vào loại sản phẩm.