Trạng thái đề tài:
Lĩnh vực: Y dược
Hoạt động: Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật
Năm: 2025
Ngày nộp đề tài: 05/02/2025
Thông tin nhóm tác giả
Tên tác giả / nhóm tác giả: Hoàng Minh Phương, Trần Tấn Tài, Nguyễn Hồng Lợi, Nguyễn Văn Minh, Võ Khắc Tráng, Hoàng Vũ Minh
Đơn vị công tác của chủ nhiệm: Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế
Địa chỉ cơ quan của chủ nhiệm: 06 Ngô Quyền, Vĩnh Ninh, Huế
Tính mới của giải pháp
Các trang thiết bị phục vụ cho các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm và cắt lớp vi tính, cũng như phương pháp xét nghiệm chọc hút tế bào bằng kim nhỏ thường có sẵn tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh. Những trang thiết bị này được sử dụng để hỗ trợ các bác sĩ và chuyên gia y tế trong việc chẩn đoán và đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, và đóng vai trò quan trọng trong quy trình chẩn đoán và điều trị.
Ứng dụng phương pháp phẫu thuật bóc u tuyến nước bọt mang tai bảo tồn dây thần kinh VII trong điều trị u tuyến nước bọt mang tai. Đây là một kỹ thuật khó, đòi hỏi các phẫu thuật viên phải hết sức cẩn thận cũng như đòi hỏi kỹ năng và kiến thức chuyên môn cao. Tuy nhiên, sự ứng dụng của phương pháp này mang lại nhiều lợi ích và tiềm năng trong điều trị u tuyến nước bọt mang tai.
Trong quá trình phẫu thuật, việc sử dụng kính loup có độ phóng đại x3 có thể hỗ trợ rất tốt cho phẫu thuật viên trong việc tìm gốc thần kinh mặt và bóc tách bảo tồn các nhánh của thần kinh mặt (thần kinh số VII).
Chúng tôi cố gắng bảo tồn toàn bộ thần kinh tai lớn hoặc nhánh sau trong phẫu thuật u tuyến nước bọt mang tai bất cứ khi nào có thể nhằm hạn chế những rối loạn cảm giác vùng thần kinh tai lớn này chủ yếu là cảm giác châm chích, giảm cảm giác hay tê bì, mất cảm giác vùng dái tai và vùng trước tai, dọc theo vết mổ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân như chải tóc, đeo bông tai, cạo râu, nghe điện thoại
Áp dụng các vạt vạt cân cơ cổ nông (Superficial Muscular Aponeurotic System – SMAS) và vạt cơ ứng đòn chủm (Sternocleidomastoid muscle-SCM) để tạo hình khuyết hổng vùng tuyến nước bọt mang và che phủ phần thần kinh mặt bị lộ sau khi phẫu thuật bảo tồn dây thần kinh VII mang lại hiệu quả về thẩm mỹ và hạn chế biến chứng hâu phẫu là hội chứng Frey (còn được gọi là đổ mồ hôi vị giác)
Góp phần nâng cao chất lượng điều trị các trường hợp u tuyến nước bọt mang tai, giảm thiểu nguy cơ tái phát, giảm thiểu các biến chứng hậu phẫu mà đặc biệt là tổn thương dây thần kinh mặt (gây liệt mặt ở bệnh nhân), nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Tính sáng tạo
Tại các bệnh viên đa khoa tuyến tỉnh các trang thiết bị như siêu âm, giải phẫu bệnh, máy chụp phim cắt lớp vi tính là những trang thiết bị sẵn có. Vì vậy để đưa ra chẩn đoán các bệnh lý về tuyến nước bọt có thể thực hiện được tại các cơ sở y tế này.
Đề tài đã được chuyển giao phương pháp, kỹ thuật phẫu thuật điều trị u tuyến nước bọt mang tai địa điểm khoa Răng Hàm Mặt trường Đại học Y Dược Huế, phòng khám Răng Hàm Mặt và Khoa TMH – Mắt – Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế
Nghiên cứu phương pháp điều trị có thể được áp dụng điều trị u tuyến nước bọt mang tai tại các bệnh viện đa khoa có chuyên khoa răng hàm mặt trong đó. Hạn chế các trường hợp phải chuyển tuyến.
Hiệu quả kinh tế xã hội
Việc nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật u tuyến nước bọt mang tai là cần thiết để cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, đồng thời giảm độ phức tạp và chi phí của điều trị.
Cải thiện quy trình chẩn đoán và điều trị u tuyến nước bọt mang tai giúp giảm chi phí điều trị bằng cách chẩn đoán chính xác và xác định phương pháp điều trị phù hợp.
Nếu những kỹ thuật phẫu thuật u tuyến nước bọt mang tai được áp dụng rộng rãi, nó có thể giúp giảm thiểu nhu cầu điều trị tái phát và hạn chế các biến chứng, từ đó giảm chi phí điều trị dài hạn.
Một ưu điểm quan trọng của việc nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật u tuyến nước bọt mang tai là giảm thiểu số lượng bệnh nhân phải chuyển viện, chuyển lên tuyến trên để điều trị.
Bệnh nhân được tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng cao tại bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế có thể mang lại nhiều giá trị về mặt kinh tế xã hội