Trạng thái đề tài:
Lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo
Hoạt động: Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật
Năm: 2025
Ngày nộp đề tài: 05/02/2025
Thông tin nhóm tác giả
Tên tác giả / nhóm tác giả: Ngô Khoa Quang
Đơn vị công tác của chủ nhiệm: Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
Địa chỉ cơ quan của chủ nhiệm: 77 Nguyễn Huệ, Thành phố Huế
Tính mới của giải pháp
Quay điện (electrospinning) là một phương pháp được áp dụng để chế tạo sợi micro hoặc nano, trong đó người ta lợi dụng lực tĩnh điện được tạo ra giữa hai điện cực có điện áp cao để kéo sợi từ dung dịch polymer. Hiện nay, công nghệ này đang được nghiên cứu để áp dụng trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật cũng như y học. Nguyên lý hoạt động khá đơn giản tuy nhiên việc mua thiết bị thương phẩm hoặc xây dựng thiết bị từ các module riêng lẻ vẫn cần nguồn kính phí rất lớn.
Trong giải pháp nêu ra ở đây, bằng cách sử dụng các công cụ và vật dụng sẵn có xung quanh, chúng tôi vẫn có triển khai xây dựng được thiết bị quay điện từ những vật dụng tái chế xung quanh như hồ dán, đầu lọc thuốc lá, bánh xe nhựa và ống kim tiêm. Sinh viên hoàn toàn có thể thực hiện hoặc tương tác trực tiếp trên thiết bị từ giai đoạn xây dựng thiết bị đến lúc tạo sợi polymer. Bên cạnh việc truyền cảm hứng và kích thích sự sáng tạo trong tư duy, cách tiếp cận này còn giúp sinh viên có cách nhìn gần gũi về các kỹ thuật thực nghiệm chuyên môn sâu trong Vật lý, từ đó giúp người học hình thành và phát triển năng lực “tự giải quyết vấn đề”.
Tính sáng tạo
Có thể được lồng ghép vào chương trình học dưới dạng dự án nghiên cứu cho các sinh viên đã đảm bảo khối kiến thức liên ngành Vật lý, Hóa học và Điện tử.
Hiệu quả kinh tế xã hội
Những năm gần đây, ở Việt Nam đang triển khai đưa phương pháp giáo dục STEM vào chương trình đào tạo. Bên cạnh việc tổ chức dạy học theo phương pháp giáo dục STEM thì việc xây dựng nội dung bài học theo cách tiếp cận liên ngành, lồng ghép các khối kiến thức khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học dựa trên các ứng dụng thực tế là điều tiên quyết. Trong điều kiện tiếp cận với các nội dung liên quán đến giáo dục STEM và cách khai thác các chủ đề STEM của giáo viên vẫn còn hạn chế, nếu được đầu tư lâu dài theo định hướng như trong giải pháp nêu ra, tôi hy vọng có thể triển khai xây dựng thêm các nội dung bài học phong phú về cả chất lượng và số lượng.