KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY PHÌ DIỆP BIỂN Ở XÃ HƯƠNG PHONG, THÀNH PHỐ HUẾ

Trạng thái đề tài:

Lĩnh vực: Các giải pháp kỹ thuật nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế

Hoạt động: Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng

Năm: 2025

Ngày nộp đề tài: 05/02/2025

Thông tin nhóm tác giả

Tên tác giả / nhóm tác giả: Dương Đính, Hồ Công Hiếu

Giáo viên hướng dẫn: Đào Thị Tâm

Đơn vị học tập (làm việc): Trường Trung Học Phổ Thông Tố Hữu

Địa chỉ đơn vị: Thôn 2, xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Tính mới của giải pháp

Là người đầu tiên ở Huế nghiên cứu và đưa cây rau phì diệp biển vào thử trồng trong thực tế. Giới thiệu giống rau lạ (lộc trời) có giá kinh tế cao đến với nhiều người tiêu dùng. Tìm được bí quyết chế biến món rau đặc sản mà lâu nay người dân còn thiếu. Quảng bá và xây dựng thương hiệu cho món rau muối trộn trở thành món ăn đặc sản của vùng ven biển không chỉ ở tỉnh Thừa Thiên Huế mà còn các tỉnh, thành trong cả nước.

Tính sáng tạo

Tính khả thi: có thể áp dụng độ mặn 15‰ để đưa cây phì diệp biển vào trồng trong thực tế giúp tạo ra nhiều hơn nguồn nguyên liệu đáp ứng nhu cầu của thị trường. Kết quả nghiên cứu rất khả thi nên việc việc đem giống rau phì diệp biển từ tự nhiên vào trồng thực tế với độ mặn 0‰ đến 15‰ đặc biệt độ mặn 15‰ cho sinh trưởng, phát tiển tốt nhất. Chắc chắn người dân chỉ cần biết kết quả nghiên cứu này người dân sẽ tiến hành ngay vì họ biết rất rõ giá trị kinh tế của cây rau này và cách trồng cũng rất đơn giản. Kết quả nghiên cứu này có thể áp dụng giúp cho người dân có thể di nhập trồng và phát triển trồng cây phì diệp biển trên phạm vi đại trà, đem lại giá trị kinh tế cao.

Hiệu quả kinh tế xã hội

với công thức độ mặn 15‰ là công thức tối ưu để trồng cây phì diệp biển thì hiệu quả kinh tế mà nó mang lại là cực kì lớn, vượt xa so với nhiều loại rau khác trên thị trường hiện nay.

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email