Từ năm 2009 đến nay, Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn tài nguyên (CORENARM, thuộc Liên hiệp các hội KH&KT tỉnh Thừa Thiên – Huế) đã xây dựng thành công một số mô hình cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu có hiệu quả và có tính bền vững trên vùng đất Hương Phong, thuộc vùng ven đầm phá, ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế”, ông Ngô Thế, phó Chủ tịch UBND xã Hương Phong, cho biết.
Các mô hình đã được xây dựng, gồm: mô hình vườn ươm cây ngập mặn tại cộng đồng, mô hình phục hồi, bảo vệ rừng ngập mặn, mô hình phục tráng 2 giống lúa chịu mặn, mô hình nuôi xen ghép tôm, cua và cá, mô hình lúa cá.
“Các mô hình do CORENARM xây dựng đã thu hút được sự tham gia của đông đảo người dân, chính quyền xã, các ban, ngành liên quan trong xã và thị xã Hương Trà, góp phần vào sự phát triển sinh kế và nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu cho người dân địa phương”, bà Nguyễn Thị Thu Hương, phó Chủ tịch UBND thị xã Hương Trà, ghi nhận.
Bà Hương nhấn mạnh, để các mô hình tiếp tục đứng vững, phát huy hiệu quả và có thể nhân rộng trong pha 2 của dự án, “xã cần tiến hành quy hoạch việc trồng cây chịu mặn, giao đất cho người dân trồng và bảo vệ cây”.
Các đại biểu tham gia hội thảo tổng kết dự án “Xây dựng mô hình cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua bảo tồn, khai thác, sử dụng bền vững và tổng hợp tài nguyên thiên nhiên tại xã Hương Phong” do CORENARM tổ chức, ngày 13 tháng 10, còn tham gia nhiều ý kiến khẳng định dự án đã đạt được hiệu quả trong nhiều hoạt động, nhưng cũng có một số hạn chế và xuất nội dung, giải pháp cho pha 2 của dự án.
Nguyễn Văn Quế