Vai trò của Testosterone đối sức khỏe của nam giới

 

Tác giả: TS.BS. Nguyễn Đức Hoàng

Testosterone hormone sinh dục nam có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, nền tảng cũng như khả năng sinh lý của nam giới. Nắm giữ được hormone quan trọng này chính là “chìa khóa vàng” giúp nam giới vững mạnh trên mọi khía cạnh sức khỏe.

Testosterone là hormone cực kỳ quan trọng đối nam giới, nó không chỉ quy định các đặc tính ở người đàn ông mà còn có mặt ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể, quyết định sức khỏe toàn thân, cũng như khả năng sinh lý, sinh sản của phái nam.

Theo ước tính, lượng Testosterone giảm trung bình từ 1-2% mỗi năm. Sau tuổi 35, lượng Testosterone chỉ đạt 70-75%, ở độ tuổi 45 chỉ còn mức 60-65%. Tuổi càng cao thì tốc độ suy giảm càng tăng nhanh

Vai trò của Testosterone đối với sức khỏe nam giới

Quy định đặc tính của nam giới: nội tiết tố Testosterone được sản sinh trong bào thai có vai trò trong việc hình thành các bộ phận của nam giới như: tinh hoàn, túi tinh, ống dẫn tinh, dương vật, bìu và các tuyến phụ thuộc. Đến giai đoạn dậy thì, hormone này tăng cao, chịu trách nhiệm phát triển các đặc tính của nam giới như: kích thích râu, lông phát triển, giọng nói trầm hơn, phát triển cơ bắp rắn chắc, và hình thành ham muốn tình dục ở người đàn ông.

Tác động đến hệ thần kinh trung ương: Testosterone tạo ra các tính cách đặc trưng của nam giới như: năng động, hăng hái, hiếu chiến, thích mạo hiểm, phiêu lưu,… Vì vậy, nếu nội tiết tố nam thấp, người đàn ông trở nên rụt rè, thiếu tự tin, thậm chí là mất ý chí trong cuộc sống. Bên cạnh Testosterone thì tình cách của người đàn ông còn bị chi phối bởi các yếu tố môi trường và sinh học.

Thúc đẩy phát triển hệ cơ và xương: hormone này làm tăng dẫn truyền thần kinh, kích thích sự tăng trưởng mô. Đặc biệt, Testosterone còn làm tăng mật độ xương và có vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu từ tủy xương, gắn kết chắc chắn giữa thân xương và màng xương để phát triển đồng bộ độ lớn và độ dài của xương, đồng thời giúp cho sự phát triển kết cấu của xương bằng cách tăng hấp thu canxi.

Ức chế sự sản sinh tế bào mỡ: Testosterone ức chế leptin (là hormone sản sinh tế bào mỡ), giữ lượng mỡ toàn thân và mỡ bụng của nam giới luôn ở mức thấp, giúp cơ thể thon gọn, không có các mảng mỡ thừa tồn tại trên cơ thể.

Giúp tạo máu: nội tiết tố nam còn có vai trò kích thích tủy xương tạo máu, tạo hồng cầu, bạch cầu.

Ảnh hưởng đến hệ mao và da: Testosterone giúp lông và râu phát triển rậm rạp, đồng thời chi phối màu sắc, độ căng bóng, độ đàn hồi của da, làm tăng độ cứng của lớp mô dưới da.

Điều chỉnh hô hấp: Testosterone tham gia điều chỉnh nhịp thở trong khi ngủ.

Điều hòa lượng cholesterol và đường huyết: Testosterone giúp cơ thể điều hòa tốt các thành phần cholesterol và đường trong máu, hạn chế hình thành các mảng xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ bệnh tim mạch và đái tháo đường.

Ảnh hưởng đến chức năng sinh lý: Testosterone tạo ra ham muốn tình dục, chỉ đạo quá trình cương, chi phối việc sản xuất, và nuôi dưỡng tinh trùng trưởng thành.

Tình trạng mất cân bằng nội tiết tố ở nam giới: nồng độ Testosterone trong máu ở người trưởng thành dao động từ 270-1070 ng/dL (hay 10-35 nanomol/lít). Nếu hormone này nhiều hay ít ngưỡng quy định này đều gây ra tình trạng mất cân bằng gây ra nhiều hệ lụy không tốt cho nam giới.

Suy giảm Testosterone: Testosterone đóng vai trò quan trọng, chi phối sức khỏe, khả năng sinh lý, sinh sản của người đàn ông. Khi testosterone suy giảm, nam giới có nguy cơ đối mặt với các vấn đề sau:

Ham muốn tình dục suy giảm: testosterone có vai trò tạo ra ham muốn tình dục, vì vậy, khi nồng độ testosterone suy giảm, khả năng tình dục sẽ bị khi giảm (mãn dục nam).

Rối loạn cương dương: khi nồng độ testosterone suy giảm, nam giới có nguy cơ đối diện với tình trạng khó cương dương.

Giảm lượng tinh dịch: Testosterone là một thành phần tham gia vào quá trình sản xuất tinh dịch. Việc thiếu hụt testosterone sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của tinh trùng, khiến nam giới khó có con.

Giảm khối lượng xương: Testosterone cũng góp phần vào quá trình sản xuất và củng cố sức khỏe của xương. Vì vậy, khi hormone này suy giảm sẽ ảnh hưởng đến mật độ xương gây loãng xương. Hiện tượng này thường thấy ở người lớn tuổi, mật độ xương suy giảm nên khi té ngã rất dễ bị gãy xương.

Mất cơ và gia tăng mỡtestosterone đóng vai trò trong việc hình thành cơ bắp, vì vậy, khi nồng độ testosterone suy giảm, nam giới sẽ không còn rắn chắc. Thay vào đó là các mảng mỡ thừa xuất hiện, nam giới có hiện tượng vú to, hoặc mô vú mở rộng.

Mệt mỏi, tâm trạng thay đổikhi testosterone suy giảm khiến cho nam giới “giảm khí sắc”, cảm thấy mệt mỏi cực độ, chán nản và không muốn làm việc, tâm trạng cũng bất ổn. Nhiều nghiên cứu cho thấy, suy giảm Testosterone có thể khiến đàn ông đối mặt với trầm cảm, cáu kỉnh và mất tập trung.

Gây rụng tóc: testosterone cũng là nhân tố quan trọng đối với quá trình sản xuất tóc và lông. Việc nam giới rụng tóc hói đầu, hay lông trên cơ thể rụng dần có thể là nguyên nhân do nồng độ Testosterone trong cơ thể quá thấp.

Điều trị

Theo thời gian cùng nhiều yếu tố tác động, Testosterone giảm sản xuất, gây ra sự thiếu hụt, tình trạng này gọi là thiểu năng sinh dục. Tuy nhiên, sự suy giảm này không nhất thiết khi nào cũng điều trị. Liệu pháp này chỉ áp dụng cho những trường hợp testosterone quá thấp, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng sống của nam giới. Testosterone nhân tạo có thể được sử dụng bằng đường uống, tiêm hoặc với gel hoặc miếng dán da.

Tóm lại

Nồng độ Testosterone đóng vai trò quan trọng, chi phối sức khỏe, khả năng sinh lý, sinh sản của người đàn ông. Khi testosterone suy giảm, nam giới có nguy cơ đối mặt với các vấn đề sau:

  • Ham muốn tình dục suy giảm – Mãn dục nam.
  • Rối loạn cương dương.
  • Giảm lượng tinh dịch – Khó có con.
  • Giảm khối lượng xương – Khi té ngã rất dễ bị gãy xương.
  • Mất cơ và gia tăng mỡ – Vú to, hoặc mô vú mở rộng.
  • Mệt mỏi, tâm trạng thay đổi – Trầm cảm, cáu kỉnh và mất tập trung.
  • Gây rụng tóc – Rụng tóc hói đầu, hay lông trên cơ thể rụng dần.
  • Cần đến bác sĩ chuyên khoa nam học, sẽ được khám và tư vấn cụ thể.
Facebook
Twitter
LinkedIn
Email