Chiều nay (13/5), Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức lễ tiếp nhận và công bố Bộ Atlas thế giới (1827), trong đó có tấm bản đồ Partie de la Cochinechine có giá trị quan trọng khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Bộ Atlas thế giới là tài liệu vô giá giúp nâng cao giá trị khoa học chuẩn mực của công cuộc tuyên truyền giáo dục về chủ quyền biển đảo. Đây còn là một bằng chứng hùng hồn, đích thực, hiệu quả và có giá trị pháp lý quốc tế cao cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ thông tin truyền thông Trương Minh Tuấn nhấn mạnh: “Bộ Atlas được nhiều nhà khoa học Pháp và Mỹ khẳng định là bằng chứng không thể chối cãi về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam”. Cũng trong buổi lễ, Bộ Trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son chia sẻ: “Nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tìm nhiều tài liệu liên quan đến vấn đề khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Trước đó bộ TT&TT đã phối hợp với nhiều đơn vị, cơ quan chức năng tổ chức các cuộc triển lãm thể hiện sự khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.”
Bước sang thế kỷ XVII và nhất là thế kỷ XVIII, nhiều bản đồ đã thể hiện rõ rang hơn vị trí, đặc điểm địa lý và mối quan hệ chủ quyền của Paracels với khu vực Đàng Trong, tuy vậy hầu hết các bản đồ nãy vẫn xếp Paracels vào chung khu vực Đông Ấn. Phải đến đầu thế kỷ XIX, khi Vương triều Nguyễn được thành lập với sự khẳng định chủ quyền của Việt Nam một cách đầy đủ, thật sự theo đúng nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ được phương Tây thừa nhận và ngợi ca, bản đồ phương Tây mới chính thức xác nhận Paracels nằm trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và thuộc về nước Việt Nam. Partie de la Cochinchine là bản đồ đầu tiên đã vẽ một cách tuyệt đối chính xác vị trí (kinh độ, vĩ độ), đặc điểm địa lý, tên gọi phương Tây của các đảo lớn nhất và quan trọng nhất trong quần đảo Hoàng Sa. Bản đồ đặt trong khu vực Conchinchine là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời của Đế chế An Nam, minh chứng một cách rõ rang và chuẩn xác chủ quyền của Việt Nam ở Paracels đã được quốc tế ghi nhận. Bộ Atlas là tài liệu vô giá không chỉ giúp nâng cao giá trị khoa học chuẩn mực của cuông cuộc tuyên truyền giáo dục về chủ quyền biển đảo, mà còn là một bằng chứng hung hồn, đích thực, hiệu quả và có giá trị pháp lý quốc tế cao cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.“Trong bộ Atlas này các đường biên giới, các phạm vi lãnh thổ, lãnh hải được phân định rõ ràng, rành mạch và rất dễ nhận biết. Bộ Atla là một trong những tài liệu quan trọng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa” – Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son nêu rõ. Trong buổi lễ tiếp nhận và công bố bộ Atlas, Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc đã giới thiệu vắn tắt về bộ Atlas cũng như giá trị của nó trong việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Trước khi bộ Atlas về Việt Nam, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc – Phó chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam đã sang châu Âu nghiên cứu và đánh giá toàn bộ về tài liệu này. “Bộ Atlas lat được hoàn thành trên cơ sở những tấm bản đồ tốt nhất thời đó, đây thực sự là một một cột mốc lớn trong việc vẽ bản đồ ở thế kỷ 19. Bản đồ các nước Châu Âu trong đó có hơn 100 nước. Việt Nam khi đó được giới thiệu thông qua 4 tấm bản đồ, tấm 106 vẽ bờ biển ven biển miền Trung của nước ta” – Giáo sư Ngọc cho hay. Năm 1827 Philipe Vandermaelen (1795- 1869), Nhà địa lý học kiệt xuất, thành viên Hội Địa Lý Paris xuất bản bộ Atlas thế giới gồm 6 tập với 7 bản đồ chung của 5 châu lục, 381 bản đồ chi tiết, 40 trang thống kê và nhiều thông tin về địa lý, tự nhiên, chính trị, khoảng sản. Bản đồ các nước Châu Á gồm 111 tấm, được xếp chủ yếu trong tập 2 của bộ Atlas. Việt Nam khi đó được giới thiệu thông qua các tấm bản đồ số 97, 105, 106, 110. Partie de la Cochinchine là tờ số 106, vé đường bờ biển miền Trung từ vĩ tuyến 12 đến vĩ tuyền 16. Phía ngoài khơi, PARACELS (Hoàng Sa) được vẽ khá chi tiết và chuẩn xác trong khoảng vĩ độ từ 16 đến 17 và kinh độ từ 109 đến 111. Quần đảo PARACELS (Hoàng Sa) trong bản đồ có các đảo Pattles, Duncan ở phía Tây; Tree và LinColn, Rocher au desus de l’eau (Bãi đá ngầm) ở phía Đông và Triton ở phía Tây Nam, ngay dưới vĩ độ 16; Investigateur ở sâu xuống phiasNam khoảng vĩ độ 14,5. Bên cạnh khu vực được xác định là PARASCELS, bản đồ có một bản giới thiệu tóm tắt về Đế Chế An Nam. Tiếp liền là Partie de la Conchinchine ở phía trên là tấm số 89 mang tên Parite de la chine trong khoảng vĩ độ 18 đến 21 và kinh độ 106 đến 114 vẽ khu vực Quảng Đông và Hải Nam, cho biết biên giới cực nam của Trung Quốc chưa đến vĩ độ 18. Tất cả các bản đồ của Trung Quốc từ thập kỷ đầu thể kỷ XX trở về trước cũng hoàn toàn thống nhất với bản đồ Phương Tây không hề vẽ lãnh thổ cực Nam của Trug Quốc vượt xuống dưới vĩ độ 18. Điều này không chỉ phản ánh tính khách quan, chuẩn xác bộ Atlas, mà còn góp phần làm tăng thêm giá trị làm minh chứng chủ quyền của Việt Nam ở Paracels đã thể hiện trong Partie de la Conchinchine. Bắt đầu từ thế kỷ XVI đã có một số bản đò phương Tây vẽ khu vực Đông Ấn có đánh dậu địa danh Paracels (Hoàng Sa) ở giữa Biển Đông và khu vực bờ biển phía Tây Paracels (bờ biển miền Trung VIệt Nam) được đánh dấu là Costa De Paracels (bờ biển Hoàng Sa).
Theo Pháp luật online
ĐINH VĂN CHUNG