Nghiên cứu tại phòng thí nghiệm ở Đức cho thấy sử dụng thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ có thể gây hại cho sinh vật nhiều hơn những gì con người biết đến.
ố lượng dân cư trên trái đất tăng gần gấp đôi trong 50 năm qua. Việc sử dụng thuốc trừ sâu trong quá trình sản xuất lương thực đã có tác động mạnh tới con người, động thực vật. Thuốc diệt cỏ có thể làm thay đổi hệ sinh thái toàn cầu và quá trình thâm canh trong sản xuất nông nghiệp cũng làm sụt giảm nhiều quần thể động vật hoang dã, đe dọa các loài động vật lưỡng cư, Science Daily đưa tin.
Giáo sư Heinz Kohler và Rita Triebskorn từ Đại học Tiến hóa Sinh thái (EVE) ở Tubingen, Đức, công bố một nghiên cứu về mối liên hệ giữa thuốc trừ sâu và quá trình làm thay đổi hệ sinh thái trên ấn phẩm mới nhất của tờ Science.
Kohler và Triebskorn nói: “Mặc dù có nhiều dấu hiệu cho thấy các loài sinh vật và hệ sinh thái thay đổi do thuốc trừ sâu, nhưng rất ít các nghiên cứu chứng minh vấn đề này”.
Các nhà khoa học sử dụng cách tiếp cận liên ngành, áp dụng công cụ toán học, phân tích hóa học, sinh học để nhận ra ảnh hưởng của thuốc trừ sâu tới cá thể sinh vật, hệ sinh thái trong khu vực và nơi thâm canh nông nghiệp.
Kohler và Triebskorn cũng chỉ ra mối quan hệ giữa thuốc trừ sâu và hiện tượng nóng lên toàn cầu. Họ dự báo những thay đổi của chọn lọc tự nhiên, lan truyền bệnh tật, khả năng sinh sản của động vật hoang dã, từ đó gây nên hiệu ứng dây chuyền trên các quần thể, hệ sinh thái và chuỗi thức ăn.
“Giới khoa học sẽ gặp nhiều thách thức để chứng minh ảnh hưởng mạnh mẽ của thuốc trừ sâu cũng bị tác động bởi biến đổi khí hậu. Các mức độ ảnh hưởng của nó tới sinh vật cần được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn”, Kohler và Triebskorn nói.
Theo Khoahoc.com