Thừa Thiên Huế phát triển các đô thị động lực

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Cùng với thành phố Huế là đô thị hạt nhân, 3 đô thị của ngõ phía nam, phía bắc và phía đông của thành phố là Hương Thủy, Hương Trà và Thuận An được xác định là những đô thị động lực góp phần đưa Thừa Thiên Huế là thành phố trực thuộc trung ương. Qua một thời gian triển khai xây dựng, nâng cấp hạ tầng cơ sở, bộ mặt của 3 đô thị cửa ngõ của thành phố Huế này đã dần mang một diện mạo mới.

Nằm về phía Nam của thành phố Huế, Hương Thủy đang dần định hịnh một diện mạo đô thị mới chỉ sau gần 1 năm trở thành thị xã. Năm 2010, với nguồn lực đầu tư mạnh của trung ương, của tỉnh và địa phương, kết cấu hạ tầng trên địa bàn thị xã, nhất là ở các phường nội thị được tập trung nâng cấp, xây dựng mới, nhất là những công trình trọng điểm phục vụ cho giáo dục, y tế và chỉnh trang phát triển đô thị. Đáng kể đến đầu tiên là hệ thống hạ tầng giao thông đang đổi thay từng ngày. Nếu như trước đây, trung tâm thị xã Hương Thủy là phường Phú Bài chỉ có 1 trục đường chính đi ngang là quốc lộ 1A (nay là đường Nguyễn Tất Thành), thì đến nay, đã xây dựng được thêm 2 tuyến đường dọc song song, trong đó đường Sóng Hồng dài gần 2km, được mở rộng đến 19,5m. Trong năm 2010, nhiều tuyến đường ngang khác vốn trước đây chỉ là những đường nhỏ nội bộ trong khu dân cư cũng được đầu tư nâng cấp. Chẳng hạn như đường 2/9 dài 1,17km rộng 19,5m với tổng kinh phí đầu tư gần 4,5 tỷ đồng; đường Nguyễn Khoa Văn dài 827m, rộng 12,5m có vốn đầu tư 3,45 tỷ đồng, đường Trưng Nữ Vương dài 1,53km rộng 19m, đầu tư gần 4,43 tỷ đồng¦ cùng nhiều tuyến đường khác ở trung tâm thị xã và các phường lân cận. Bên cạnh mở rộng, nâng cấp đường, hệ thống thoát nước, vỉa hè, điện chiếu sáng cũng đã được quan tâm xây dựng đồng bộ. Chính những tuyến đường mới đã tạo nên sự kết nối giao thông liên hoàn giữa các phường trong nội thị và các xã lân cận, tạo thuận lợi cho người dân trong lưu thông, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống người dân.

Cùng với hạ tầng giao thông, kết cấu hạ tầng dân cư và hạ tầng đô thị cũng được quan tâm đầu tư. Nhiều khu quy hoạch, khu dân cư mới được xây dựng và mở rộng quy mô, góp phần mở rộng đô thị trung tâm thị xã, đồng thời giải quyết nhu cầu của người dân trước tốc độ đô thị hóa đang diễn ra khá nhanh ở Hương Thủy. Cho đến nay, hơn 212 tỷ đồng ngân sách được phê duyệt đầu tư cho thị xã Hương Thủy để phục vụ công tác xây dựng cơ bản.

Ngược ra cửa ngõ phía Bắc thành phố Huế, huyện Hương Trà cũng đang trong tiến trình đô thị hóa mạnh. Trong đề án phát triển phát triển đô thị giai đoạn 2010 “ 2015 và định hướng đến 2020, Hương Trà đặt mục tiêu xây dựng huyện trở thành thị xã, có vai trò động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội đối với tỉnh, khu vực và vùng kinh tế trọng điểm miền trung mà Tứ Hạ mở rộng là đô thị hạt nhân. Trên cơ sở đó, Hương Trà đã và đang tập trung mạnh cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, nhất là hệ thống hạ tầng giao thông ở trung tâm huyện là thị trấn Tứ Hạ. Ngoài trục quốc lộ 1 A chạy dọc thị trấn, hệ thống đường nội thị đều được đầu tư mở rộng nâng cấp. Chẳng hạn như cầu Tứ Phú nối Hương Trà với Quảng Điền, đường từ cầu An Lỗ – tỉnh lộ 16 “ đường phía Tây Huế dài hơn 2,5 km, đường Độc Lập nối khu trung tâm với khu phía Tây thị trấn dài 1km, đường ven sông Bồ, đường Cách mạng tháng 8 “ Lê Mậu Lệ (nối dài)¦ song song với mở rộng nâng cấp đường, hệ thống thoát nước đô thị, điện chiếu sáng cũng được đầu tư xây dựng. Nhiều khu đô thị mới cũng được hình thành, đáp ứng nhu cầu về nhà ở trong quá trình đô thị hóa, cũng như chủ trương mở rộng thị trấn Tứ Hạ. Tổng vốn đầu tư xây dựng đô thị của thị trấn Tứ Hạ từ năm 2003 – 2006 đạt 97,7 tỷ đồng, từ năm 2007 đến 2010, nguồn vốn huy động và tập trung cho chương trình phát triển đô thị tăng nhanh, bình quân mỗi năm đạt trên 70 tỷ đồng. Qua quá trình đầu tư trong thời gian qua đã nâng mật độ đường chính khu vực được rải nhựa đạt tỷ lệ: 6,1 km/km2, tỷ lệ chiếu sáng đạt 91,6%, mật độ đường ống thoát nước chính đạt 3,8km/km2, đất cây xanh đô thị 5,3m2/người.

Ảnh Thừa Thiên Huế

Công tác xây dựng, cải tạo và chỉnh trang diện mạo kiến trúc thị trấn Tứ Hạ cũng như các cùng trung tâm khác trên địa bàn huyện Hương Trà đã dần mang lại những kết quả. Kiến trúc, cảnh quan đô thị được chú trọng phát triển, từ đó xuất hiện ngày càng nhiều các công trình kiến trúc hài hòa, hiện đại, nhiều khu phố sạch đẹp, nét văn minh đô thị đang dần được thể hiện. Từ đó, chất lượng cuộc sống của nhân dân từng bước được cải thiện.

Hướng về phía Đông, cách thành phố Huế chừng 12 km, thị trấn Thuận An cũng đang trên đường phấn đấu trở thành thị xã trong năm 2012. Với mục tiêu phát triển đô thị Thuận An mang đặc sắc riêng của một đô thị ven biển, trong đó đảm bảo các tiêu chí về môi trường, phát triển bền vững, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc cảnh quan; phát huy tối đa tiềm năng lợi thế, nhất là du lịch, thương mại, dịch vụ. Trong thời gian gần đây, tỉnh Thừa Thiên Huế và huyện Phú Vang đã có những đầu tư thích đáng cho cơ sở hạ tầng đô thị trên địa bàn thị trấn. Sau khi cầu Thuận An mới hoàn thành, Quốc lộ 49 đoạn qua thị trấn cũng đã được nâng cấp, nhiều tuyến đường nội thị, đường vào các khu dân cư, các điểm du lịch sinh thái được mở rộng. Nhiều công trình đang được ưu tiên đầu tư, như: vỉa hè, điện chiếu sáng QL49 từ Phú Dương về siêu thị Thuận An, mở rộng đường Trấn Hải Thành đoạn đi qua thị trấn, xây dựng mới cầu Diên Trường¦ Bên cạnh đó, Cảng Thuận An cũng đang được đầu tư nâng cấp, đạt công suất 1,5 triệu tấn/năm, vào năm 2020, đủ năng lực đón tàu 5.000 DWT.

Với lợi thế và tiềm năng du lịch của một vùng đất đầm phá ven biển, Thuận An đã và đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Siêu thị Thuận An của Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ Thuận An đã mở cửa hơn một năm nay. Resort Tam Giang của Công ty cổ phần Tin học Viễn thông Hải Phòng, trên diện tích 8 ha, với quy mô 70 phòng cũng đã được xây dựng xong và đang hoạt động. Một số resort khác cũng đang xây dựng và sắp hoàn thành¦ Thuận An đang nỗ lực để đạt mục tiêu nâng cấp lên đô thị loại 4 và hình thành thị xã trực thuộc tỉnh trước năm 2012.

Với quan điểm xây dựng Thừa Thiên Huế theo Mô hình chùm đô thị, đa trung tâm, bao gồm Đô thị thành phố trung tâm và các đô thị vệ tinh, trong đó thành phố Huế hiện nay sẽ là đô thị hạt nhân, trong thời gian qua, Thừa Thiên Huế đã tập trung huy động mọi nguồn lực cho công tác chỉnh trang, nâng cấp và xây dựng hạ tầng đô thị. Ngoài đô thị hạt nhân Huế, ở 3 đô thị cửa ngõ là Hương Thủy, Hương Trà, và Thuận An, tốc độ đô thị hóa cũng đang diễn ra khá mạnh mẽ, diện mạo đô thị đang dần hình thành. Trong quá trình phát triển đô thị, một vấn đề đặt ra là phải làm tốt công tác quy hoạch, nhất là các quy hoạch đô thị, xác định sự phát triển hợp lý của đô thị theo từng giai đoạn và định hướng phát triển lâu dài cho đô thị cả về mặt tổ chức sản xuất, tổ chức đời sống, kết cấu không gian kiến trúc; đặc biệt là cảnh quan môi trường.

Trong thời gian đến, khi Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương, thì Hương Thủy, Hương Trà và Thuận An là 3 thị xã, cùng với thị trấn Bình Điền sẽ là khu vực nội thị mở rộng của thành phố Huế và trở thành các quận của thành phố tương lai. Chương trình phát triển đô thị ở 3 cửa ngõ Hương Thủy, Hương Trà và Thuận An đã đi theo đúng lộ trình và đang tạo ra những tác động tích cực trong quá trình xây dựng Thừa Thiên Huế đáp ứng tiêu chuẩn của đô thị loại 1 trực thuộc trung ương.

(Bài và ảnh: NGỌC HUY)

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email