Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường cho khuyến nông viên huyện miền núi A Lưới

Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường cho cán bộ khuyến nông, khuyến lâm (gọi tắt là các khuyến nông viên – KNV) ở huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế để họ làm tốt vai trò cầu nối giữa nông dân và thương nhân là nhiệm vụ đặt ra cho một dự án nhỏ do Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn quản lý tài nguyên thuộc Liên hiệp hội Thừa Thiên Huế thực hiện.Những cách tác động

Nhiều cách tác động

Một hội thảo, tập huấn về nâng cao khả năng tiếp cận thị trường cho chính các KNV đã chuyển tải đến các KNV những thông tin về thị trường nông nghiệp trong giai đoạn Việt Nam đã gia nhập WTO, thị trường nông nghiệp và sinh kế nông thôn: những trở ngại và thách thức, vai trò của thị trường, những vấn đề trong tiếp cận thị trường, đặc biệt là vai trò của KNV trong việc nâng cao khả năng tiếp cận thị trường cho nông dân,¦Hội thảo, tập huấn không chỉ dừng ở thông tin một chiều, mà các KNV còn được tham gia thảo luận nhóm về vấn đề Làm thế nào để tiếp cận được thị trường nông nghiệp? và tham quan các chợ đầu mối, các điểm thu mua nông sản,¦

Một cuộc hội thảo khác về kỹ năng hỗ trợ nông dân tiếp cận thị trường và marketing theo nhóm đã giúp cho các KNV làm quen với các hình thức chủ yếu để phổ biến các thông tin thị trường như liên hệ trực tiếp, tham quan các khu chợ, họp tiểu thương và chủ cơ sở chế biến nông sản, xây dựng các chương trình phát thanh, truyền hình, các hoạt động tập thể tiếp cận thị trường nông nghiệp,…Các KNV còn thực hành phân tích xu thế giá, tính mùa vụ của giá cả, tính toán các chi phí và lợi nhuận của sản phẩm ngô đã xay xát trên địa bàn huyện A Lưới và đề xuất các giải pháp tăng hiệu quả kinh tế dựa trên các thông tin thu thập được.

Khóa tập huấn về kỹ năng tiếp cận internet đã giúp cho 22 KNV thiết lập và sử dụng thành thạo hộp thư điện tử. Không những thế, các học viên đã khá thông thạo truy cập và sử dụng các công cụ tìm kiếm phổ biến để thu thập thông tin thị trường nông nghiệp, biết cách lưu trữ thông tin,¦

CORENARM còn tổ chức cho các KNV và cán bộ chủ chốt của các xã tham quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm tiếp cận thị trường tại các địa phương thực hiện dự án: Dự án cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo Hà Tĩnh, Dự án tín dụng tiết kiệm của Hội Phụ nữ huyện Thạch Hà.

Ngoài việc tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, tham quan, các cuộc thi cán bộ khuyến nông WTO 2 trong 1 và Người thiết kế pano thông tin thị trường ở địa phương giỏi nhất được tổ chức giúp cho các KNV thể hiện tài năng và kiến thức đã thu nhận được.

Thành lập nhóm thị trường

Một nhóm thị trường chuối được xây dựng ở thôn 6, xã Hồng Kim, huyện A Lưới với sự tham gia của 30 hộ dân có trồng chuối. Nhóm đã xây dựng được nội quy hoạt động, thương thảo với tiểu thương về hình thức thu mua, quy cách sản phẩm, giá cả, thời gian thu mua, sự điều chỉnh giá khi có sự biến động giá, giải quyết các bất đồng trong quá trình thu mua,¦bằng văn bản cam kết có sự tư vấn của cán bộ của CORENARM, phòng NN&PTNT huyện A Lưới và UBND xã Hồng Kim.

Mô hình nhóm thị trường chuối tuy mới được xây dựng nhưng đã hạn chế được nạn ép giá gây thiệt hại cho người dân, đồng thời giúp thương lái ổn định nguồn hàng. Để đảm bảo cho mô hình thành công, người KNV phải thực sự làm tốt vai trò cầu nối giữa nhóm với thương lái và các cơ quan chức năng liên quan.

Dự án tồn tại trong một thời gian ngắn: triển khai từ tháng 6 năm 2007, kết thúc vào tháng 6 năm 2008, do Ngân hàng Thế giới tài trợ, nhưng đã để lại cho 22 KNV huyện và xã nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập, xử lý và phân tích thông tin thị trường và bước đầu có thể giúp những người nông dân nghèo vùng cao tránh được sự thiệt thòi do khả năng tiếp cận thị trường, thu thập và phân tích thông tin thị trường, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp do mình sản xuất ra còn hạn chế.

Nguyễn Văn

Kiểm tra lại

Phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác năm 2017

Đó là quyết tâm của Ban Thường vụ Liên hiệp các Hội Khoa học và …