Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Ngày 31 tháng 8 năm 2011, tại thành phố Huế đã diễn ra buổi seminar chia sẻ các học thuật và kinh nghiệm về đánh giá tác động xã hội (SIA). Hoạt động seminar này nằm trong chuỗi các hoạt động nâng cao năng lực cho Nhóm Tư vấn đánh giá tác động môi trường và xã hội (SEIA).
Nội dung chính của buổi seminar là chia sẻ các kiến thức tổng quan về Đánh giá tác động Xã hội và các phương pháp, công cụ để tiến hành đánh giá tác động xã hội đối với một môi trường đã có hoặc sắp có một dự án phát triển, một chính sách, một hành động nào đó.
Mở đầu buổi seminar là phần ôn lại các vấn đề chính từ buổi seminar trước đó được tổ chức ngày 20/7/2011. Cụ thể một vài tác động môi trường mà một dự án xây dựng công trình thủy điện có thể mang lại các thay đổi về hệ sinh thái, về đa dạng sinh học, thay đổi dòng chảy,¦được nêu lên, các thành viên cũng đề xuất các tác động về mặt xã hội mà một dự án thủy điện có thể mang lại như thay đổi chỗ ở, thay đổi tập quán, văn hóa,¦
Một bài giới thiệu tổng quan lý thuyết về Đánh giá tác động xã hội được trình bày bởi một thành viên trong nhóm. Về cơ bản, đánh giá tác động xã hội là mô tả hiện trạng về các mặt văn hóa, xã hội và dự báo các tác động (tích cực, tiêu cực) có thể xảy ra trong trường hợp có một chính sách/ hành động nào được thực hiện. Từ đó có phương án nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực. Công tác Đánh giá tác động xã hội có thể sử dụng nhiều phương pháp và công cụ khác nhau. Trong buổi semina, một loạt các phương pháp, công cụ được giới thiệu như phương pháp Delphi (lấy ý kiến chuyên gia), phương pháp NGT (phương pháp nhóm nhỏ). Hai phương pháp này phù hợp cho các đánh giá tác động xã hội đối với các dự án chưa được triển khai.
Ngoài ra, một thành viên khác của nhóm SEIA cũng chia sẻ một số công cụ khác đã được sử dụng để đánh giá tác động xã hội đối với các dự án đã được triển khai và có liên quan đến các vấn đề di dời và tái định cư của một số bộ phân dân cư. Các công cụ này chủ yếu tập trung so sánh sự thay đổi (tốt hơn, bình thường, kém đi) về các mức sống xã hội, chỉ tiêu xã hội giữa nơi ở cũ và nơi ở mới. Bằng các công thức tính toán và phân tích, công cụ này có thể đưa ra các kết luận chính xác và có sức thuyết phục cao về các tác động xã hội đối với một môi trường và phạm vi vùng cụ thế.
Phần cuối của buổi seminar là phần lập kế hoạch sơ bộ cho việc triển khai một đợt đánh giá tác động xã hội đối với các dự án thủy điện ở tỉnh Thừa Thiên Huế mà hậu quả là việc di dời tái định cư của nhiều hộ dân. Dự kiến đợt đánh giá này sẽ diễn ra từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2011. Hoạt động đánh giá tác động xã hội này nhằm cung cấp thêm những thông tin về những ảnh hưởng tốt, xấu đến xã hội tại các khu vực triển khai thực hiện các dự án phát triển, làm cơ sở cho các bài học kinh nghiệm và việc ra quyết định đúng, tránh được những ảnh hưởng xấu của các dự án phát triển đối với xã hội.
Nhóm SEIA được thành lập theo quyết định số 11/2011/ QĐ – LHH ngày 25/7/2011 của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế, do do bà Lâm Thị Thu Sửu làm trưởng nhóm. Nhóm sẽ là một trong những lực lượng quan trọng giúp cho Ban Tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các dự án đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và giúp liên kết, hợp tác với các cơ quan tư vấn, phản biện và giám định xã hội khác trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Thu Sửu