Sẵn sàng cho mục tiêu phát triển Thừa Thiên Huế thành trung tâm khoa học và công nghệ

Tác giả: Đạt Nguyên

Ảnh: Nguồn Sở Khoa học và công nghệ

Ngày 18/01, Sở Khoa học và công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội thảo “02 năm thực hiện Chương trình hành động của UBND tỉnh về xây dựng trung tâm KH&CN: Kết quả và giải pháp”Hội nghị tổng kết hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024

Đến dự và chỉ đạo hoạt động có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; bà Phạm Thị Minh Huệ, UVTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương, Đại học Huế; các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Sở KH&CN qua các thời kỳ; Thường trực Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh; Ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ công chức, viên chức và người lao động Sở KH&CN tham dự.

Ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo

Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo, ông Hồ Thắng, Giám đốc Sở KH&CN đã báo cáo kết quả đạt được 02 năm thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU về xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về KH&CN trên các lĩnh vực: Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển KH&CN; phát triển tiềm lực, nguồn nhân lực KH&CN; hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ; hoạt động quản lý công nghệ và thị trường công nghệ; hoạt động phát triển tài sản trí tuệ gắn với tài nguyên bản địa; hoạt động Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hoạt động Tiêu chuẩn, Đo lường, Chất lượng, gắn với chương trình thúc đẩy năng suất chất lượng sản phẩm; tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế về KH&CN.

 

Ông Hồ Thắng, Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ phát biểu khai mạc

Đại biểu tham dự Hội thảo và Hội nghị

Đánh giá về một số hạn chế sau 02 năm thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU,  ông Hồ Thắng cho biết: “Về cơ chế chính sách vẫn còn một số chính sách đặc thù để thúc đẩy phát triển KH&CN chưa được ban hành; một số chính sách triển khai chậm, thiếu nguồn lực để triển khai; Một số đề án trong Nghị quyết 07-NQ/TU liên quan đến Trung tâm KH&CN vẫn chậm; thị trường KH&CN vẫn chưa mạnh, số sáng chế, GPHI còn ít, việc thương mại hóa sản phẩm còn nhiều hạn chế; công tác quản lý hoạt động KH&CN có đổi mới, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu. Việc triển khai các nhiệm vụ KH&CN ở cấp huyện và cấp cơ sở còn nhiều hạn chế, chưa được quan tâm”.

Tại Hội thảo đã có 06 tham luận của các sở, ban, ngành, Đại học Huế trình bày. Đại diện lãnh đạo của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp Hội), TS. Hồ Đắc Thái Hoàng, Chủ tịch Liên hiệp Hội tham gia tham luận nhằm đóng góp các giải pháp đẩy mạnh phong trào sáng tạo Khoa học và Kỹ thuật trong xây dựng Trung tâm KH&CN tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Thời gian qua, Liên hiệp Hội đẩy mạnh các hoạt động khuyến khích sáng tạo KH&CN, qua đó đạt được những kết quả đáng khích lệ. Thời gian đến, Liên hiệp Hội sẽ tiếp tục các hoạt động gồm kết nối, chia sẻ và xúc tiến khai thác tiềm năng nghiên cứu khoa học phù hợp với độ tuổi, ngành nghề chuyên môn và năng lực của các nhóm nhà nghiên cứu, nhà sáng tạo trên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ông Hồ Đắc Thái Hoàng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh

PGS.TS. Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã chia sẻ nội dung “Phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia trên cơ sở nâng cao chất lượng đào tạo, đẩy mạnh phát triển khoa học và chuyển giao công nghệ”. PGS.TS. Lê Anh Phương cho rằng: Hiện nay, Đại học Huế đang tập trung nguồn lực để mở các ngành nghề đào tạo mới như: Kinh tế số, trí tuệ nhân tạo, công nghệ nông nghiệp và đang triển khai xây dựng ngành đào tạo thí điểm về chip bán dẫn… nhằm đáp ứng nhu cầu người học và nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của thị trường lao động. Đại học Huế đã chủ trương thành lập các nhóm nghiên cứu mạnh.

PGS.TS. Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh

GS.TS. Nguyễn Vũ Quốc Huy – Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược, Uỷ viên thường vụ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh trong tham luận của mình đã nhấn mạnh đến 02 yếu tố để xây dựng Đại học Y Dược trở thành mô hình “Trường – Viện” đạt chuẩn Quốc gia và Quốc tế”: Thứ nhất, phát triển tiềm lực KH&CN để chuyển đổi mạnh mẽ đào tạo chuyên sâu, dựa trên năng lực. Thứ hai, phát triển tiềm lực KH&CN trên nền tảng hội nhập sâu rộng để đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao chuyên môn kỹ thuật và xây dựng mô hình Trường – Viện đạt chuẩn quốc tế”.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình ghi nhận và biểu dương những kết quả đạt được của ngành KH&CN, đồng thời đề nghị Sở KH&CN bám sát, thực hiện các nội dung, mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 07-NQ/TU; đánh giá, rà soát cụ thể các chỉ tiêu đạt được và chưa đạt, tham mưu các giải pháp hoàn thành, nhiệm vụ mục tiêu Nghị quyết. Hệ thống tổ chức tuyên truyền, giới thiệu nâng cao hình ảnh, vị trí KH&CN, các thiết chế KH&CN của tỉnh đối với khu vực miền Trung và cả nước. Tăng cường phối hợp, hợp tác với các cơ quan trung ương, các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn cùng với địa phương trong tổ chức các hoạt động nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học quốc gia, nâng cao các thiết chế KH&CN.

Tập trung xây dựng các thiết chế KH&CN quan trọng của tỉnh: Phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia; xây dựng Đại học Y dược Huế thành mô hình “Trường – Viện” đạt chuẩn quốc gia và quốc tế; Viện Công nghệ sinh học trở thành Trung tâm Công nghệ sinh học quốc gia; Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh…. nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học, hiệu quả ứng dụng KH&CN, các giải pháp phát triển thị trường KH&CN.

Lãnh đạo tỉnh tặng Bằng khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc

Lãnh đạo UBND tỉnh cũng yêu cầu Sở KH&CN cần quy chuẩn, phê duyệt đề tài nghiên cứu khoa học đảm bảo đúng quy định của pháp luật, tập trung vào các đề tài nghiên cứu ứng dụng đóng góp vào bức tranh phát triển kinh tế xã hội cho tỉnh Thừa Thiên Huế; tranh thủ, tận dụng nguồn lực từ các dự án KH&CN cấp quốc gia. Tăng cường phối hợp với các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn, các tổ chức KH&CN trong triển khai các hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo. Nâng cao hiệu quả hoạt khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đi vào chiều sâu, có sản phẩm cụ thể; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số ngành KHCN, đưa hàm lượng KHCN vào các đơn vị, lĩnh vực, nhiệm vụ cụ thể… Về phía UBND tỉnh sẽ tiếp tục tạo điều kiện môi trường thuận lợi về mặt cơ chế, chính sách cũng như sẵn sàng bố trí nguồn lực lớn cho các đề tài nghiên cứu khoa học đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nhà./.

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email