Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Tháng 8/1945, phát xít Đức – Ý – Nhật đầu hàng Đồng Minh. Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) từ ngày 13 đến 15/8/1945 quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập gồm các đồng chí Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh, Lê Thanh Nghị và Chu Văn Tấn. Và Ủy ban khởi nghĩa đã ra Quân lệnh số 1, hạ lệnh tổng khởi nghĩa trong cả nước.
Ngày 16/8/1945, Đại hội Quốc dân tại Tân Trào tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và bầu ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do cụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Ban thường trực của Ủy ban dân tộc giải phóng gồm có: Hồ Chí Minh, Trần Huy Liệu, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Lương Bằng và Dương Đức Hiền.
Ngay sau khi Quốc dân Đại hội bế mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi nhân dân tổng khởi nghĩa: ¦Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự phóng cho ta…(1).
Ngày 19/8/1945, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội; ngày 23/8/1945, ở Huế và ngày 25/8/1945, ở Sài Gòn. Chỉ trong vòng 15 ngày, cuộc tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước. Chính quyền cách mạng đã về tay nhân dân. Ngày 25/8/1945, Chủ tịch Ủy ban dân tộc giải phóng đã về đến Hà Nội.
Ngày 27/8/1945, theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ủy ban dân tộc giải phóng được cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chính phủ lâm thời thật là một Chính phủ quốc gia thống nhất tiêu biểu cho Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi gồm các Bộ và thành viên như sau:
1. Chủ tịch kiêm Bộ trưởng Ngoại giao: Hồ Chí Minh.
2. Bộ trưởng Nội vụ: Võ Nguyên Giáp.
3. Bộ trưởng Thông tin Tuyên truyền: Trần Huy Liệu.
4. Bộ trưởng Quốc phòng: Chu Văn Tấn.
5. Bộ trưởng Thanh niên: Dương Đức Hiền.
6. Bộ trưởng Kinh tế quốc gia: Nguyễn Mạnh Hà.
8. Bộ trưởng Tư pháp: Vũ Trọng Khánh.
9. Bộ trưởng Giao thông – Công chính: Đào Trọng Kim.
10. Bộ trưởng Lao động: Lê Văn Hiến.
11. Bộ trưởng Y tế: Phạm Ngọc Thạch.
12. Bộ trưởng Tài chính: Phạm Văn Đồng.
13. Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục: Vũ Đình Hòe.
14. Bộ trưởng không giữ Bộ nào: Cù Huy Cận.
15. Bộ trưởng không giữ Bộ nào: Nguyễn Văn Xuân.
Ngày 30/8/1945, tại Huế, các đồng chí Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng và Cù Huy Cận thay mặt Chính phủ lâm thời tuyên bố chấp nhận sự thoái vị của Bảo Đại và nhận ấn, kiếm của nhà Vua giao nộp cho Chính phủ cách mạng trước sự chứng kiến của hàng vạn đồng bào.
Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời làm lễ ra mắt quốc dân tại vườn hoa Ba Đình, Hà Nội. Trước hàng chục vạn đồng bào thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng tuyên bố với thế giới: …Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy (2).
Khi quân đội Tưởng Giới Thạch, đại diện Đồng Minh vào Việt Nam tước khí giới quân Nhật, thực hiện sách lược ngoại giao khôn khéo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta cho phép bọn tay sai của Tưởng Giới Thạch tham gia Chính phủ lâm thời.
Ngày 01/01/1946, Chính phủ lâm thời tự cải tổ thành Chính phủ Liên hiệp lâm thời gồm các Bộ và thành viên như sau:
1. Chủ tịch kiêm Bộ trưởng Ngoại giao: Hồ Chí Minh.
2. Phó Chủ tịch: Nguyễn Hải Thần.
3. Bộ trưởng Nội vụ: Võ Nguyên Giáp.
4. Bộ trưởng Tuyên truyền, cổ động: Trần Huy Liệu.
5. Bộ trưởng Quốc phòng: Chu Văn Tấn.
6. Bộ trưởng Thanh niên: Dương Đức Hiền.
7. Bộ trưởng Quốc dân Kinh tế: Nguyễn Tường Long.
8. Bộ trưởng Cứu tế – Xã hội: Nguyễn Văn Tố.
9. Bộ trưởng Tư pháp: Vũ Trọng Khánh.
10. Bộ trưởng Y tế: Trương Đình Tri.
11. Bộ trưởng Giao thông – Công chính: Đào Trọng Kim.
12. Bộ trưởng Lao động: Lê Văn Hiến.
13. Bộ trưởng Tài chính: Phạm Văn Đồng.
14. Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục: Vũ Đình Hòe.
15. Bộ trưởng Canh Nông: Cù Huy Cận.
16. Bộ trưởng không Bộ: Nguyễn Văn Xuân.
Ngày 06/01/1946, lần đầu tiên, nhân dân ta tổ chức Tổng tuyển cử trong cả nước trong muôn vàn khó khăn, bầu ra Quốc hội khóa 1. Và chiếu cố đến tình hình chính trị còn phức tạp, theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quốc hội đặc cách thêm 70 ghế không qua Tổng tuyển cử cho hai phái thân Tưởng Giới Thạch và một số Bộ để cho một số thành viên thân Tưởng. Từ đó, ngày 2-3-1946, Chính phủ Liên hiệp kháng chiến ra đời, gồm các Bộ và thành viên như sau:
1. Chủ tịch: Hồ Chí Minh.
2. Phó Chủ tịch: Nguyễn Hải Thần.
3. Bộ trưởng Ngoại giao: Nguyễn Tường Tam.
4. Bộ trưởng Nội vụ: Huỳnh Thúc Kháng.
5. Bộ trưởng Kinh tế: Chu Bá Phượng.
6. Bộ trưởng Tài chính: Lê Văn Hiến.
7. Bộ trưởng Quốc phòng: Phan Anh.
8. Bộ trưởng Xã hội kiêm Y tế – Cứu tế và Lao động: BS Trương Đình Tri.
9. Bộ trưởng Giáo dục: Đặng Thai Mai.
10. Bộ trưởng Tư pháp: Vũ Đình Hòe.
11. Bộ trưởng Giao thông – Công chính: Trần Đăng Khoa.
12. Bộ trưởng Canh Nông: Bồ Xuân Luật.
13. Cố vấn đoàn: Vĩnh Thụy.
14. Kháng chiến ủy viên hội, Chủ tịch: Võ Nguyên Giáp.
15. Kháng chiến ủy viên hội, Phó Chủ tịch: Vũ Hồng Khanh.
Sau khi quân đội Tưởng Giới Thạch rút khỏi nước ta, bọn phản động theo chân quân Tưởng chạy sang Trung Quốc. Chính phủ Liên hiệp kháng chiến tan rã, Quốc hội ủy nhiệm Cụ Hồ Chí Minh lập Chính phủ mới trên cơ sở đoàn kết, tập hợp nhân tài, không phân biệt đảng phái. Chính phủ Liên hiệp quốc dân được thành lập, gồm các Bộ và thành viên như sau:
1. Chủ tịch kiêm Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Ngoại giao: Hồ Chí Minh.
2. Bộ trưởng Nội vụ: Huỳnh Thúc Kháng.
3. Bộ trưởng Quốc phòng: Võ Nguyên Giáp.
4. Bộ trưởng Giáo dục: Nguyễn Văn Huyên.
5. Bộ trưởng Tài chính: Lê Văn Hiến.
6. Bộ trưởng Kinh tế: Ngô Tấn Nhơn.
7. Bộ trưởng Giao thông – Công chính: Trần Đăng Khoa.
8. Bộ trưởng Lao động: Nguyễn Văn Tạo.
9. Bộ trưởng Tư pháp: Vũ Đình Hòe.
10. Bộ trưởng Y tế: Hoàng Tích Tri.
11. Bộ trưởng Canh Nông: Ngô Tấn Nhơn.
12. Bộ trưởng Cứu tế: Chu Bá Phượng.
13. Bộ trưởng không giữ Bộ nào: Nguyễn Văn Tố.
14. Bộ trưởng không giũ Bộ nào: Bồ Xuân Luật.
Chỉ trong vòng hơn một năm (2-9-1945 đến 3-11-1946), nước ta đã bốn lần thay đổi Chính phủ. Điều đó đã nói lên sự phức tạp của tình hình sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công. Tài năng và uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh rõ ràng đã nổi lên trong tình thế hiểm nghèo đó của đất nước.
Văn Chính
(1) Hồ Chí Minh Toàn tập – NXBCTQG- H- 1995 – T 3 – tr 554.
(2) Sđd – T 4 – tr 4.