Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh thường gặp có thể phòng ngừa và điều trị được, biểu hiện bởi những triệu chứng hô hấp trường diễn và giới hạn luồng khí do những bất thường của đường khí và hay là phế bào thường gây nên bởi sự tiếp xúc đáng kể những hạt hay khí độc và ảnh hưởng bởi những yếu tố ký chủ bao gồm sự phát triển phổi bất thường. Những bệnh kèm có thể ảnh hưởng đến bệnh suất và tử suất.
1. Đại cương
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh thường gặp có thể phòng ngừa và điều trị được, biểu hiện bởi những triệu chứng hô hấp trường diễn và giới hạn luồng khí do những bất thường của đường khí và hay là phế bào thường gây nên bởi sự tiếp xúc đáng kể những hạt hay khí độc và ảnh hưởng bởi những yếu tố ký chủ bao gồm sự phát triển phổi bất thường. Những bệnh kèm có thể ảnh hưởng đến bệnh suất và tử suất.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới có trên 600 triệu người trên thế giới bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hơn 3 triệu người chết mỗi năm, trước đây là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ tư trên thế giới sau các bệnh mạch vành, ung thư và tai biến mạch máu não, đến năm 2020 là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ ba.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một gánh nặng về kinh tế và xã hội.
Tần suất của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mức độ 2 hay hơn chung là 10,1 % trong đó ở nam giới là 11,85%, ở nữ giới là 8,5%. Tần suất bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người không bao giờ hút thuốc là là 3,11%.
2. Những yếu tố nguy cơ
2.1 Thường gặp ở nam giới trên 40 tuổi.
2.2. Hút thuốc lá: liên hệ chặt chẻ với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, điều nầy xảy ra có lẽ do những yếu tố di truyền. Không phải tất cả người hút thuốc lá đều bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khoảng 15 – 20% người hút thuốc lá bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, 85 – 90% bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do thuốc lá. Những người hút thuốc lào cũng có thể bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá cũng góp phần gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
2.3. Bụi và chất hóa học nghề nghiệp: như hơi nước, chất kích thích, khói .
2.4. Ô nhiễm môi trường ngoài nhà như ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường trong nhà như chất đốt, chất đốt cháy từ nấu ăn và hơi nóng.
2.5 Nhiễm khuẩn hô hấp ở thời kỳ thiếu niên.
2.6. Tình trạng kinh tế xã hội.
3. Biểu hiện lâm sàng
3.1. Ho mạn tính là triệu chứng đầu tiên của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,
3.2. Khạc đàm với số lượng nhỏ, đàm dính.
3.3 Khó thở dai dẵng, xảy ra từ từ là triệu chứng quan trọng.
4. Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoàn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là đo chức năng hô hấp bằng hô hấp ký.
5. Tiến triển bệnh: bệnh có thể tiến triển nặng dần đến suy tim, bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim, đái tháo đường type 2, gầy, loãng xương.
6. Những lời khuyên đối với bênh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:
6.1. Ngưng thuốc lá, thuốc lào là quan trọng nhất, tránh tiếp xúc với ô nhiễm môi trường. Phải ngưng thuốc lá sớm mới có hiệu quả. Tránh tiếp xúc với người hút thuốc lá.
6.2. Phải đi khám bác sĩ ngay nếu có biểu hiên bệnh nặng lên như khó thở nhiều lên khi gắng sức như làm việc nặng. Trong giai đoạn ổn định, điều trị bằng thuốc (thường dùng thuốc hít) phải đúng cách và đúng thời gian dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, có thể làm giảm triệu chứng, giảm tần suất và mức độ nặng cúa các đợt cấp và cải thiện tình trạng sức khỏe và dung nạp gắng sức.
6.3. Phải nhập viện nếu bị các đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính như sốt cao, khó thở tăng lên, ho khạc đàm nhiều lên và đàm có màu vàng như mũ, tím môi và đầu chi, mạch nhanh, không đáp ứng với các thuốc dùng hằng ngày.
6.4. Tiêm phòng cảm cúm làm giảm tần suất nhiễm trùng đường hô hấp dưới.
6.5. Tiêm phòng phế cầu làm giảm tần suất nhiễm trùng đường hô hấp dưới.
6.6. Phục hồi hô hấp cải thiện triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống, kết hợp với tập thể dục thường xuyên như đi bộ mỗi ngày 30 phút. Ngủ tốt và dinh dưỡng đầy đủ.
6.7. Trong trường hợp bị bệnh nặng, nên sống vui vẻ và lạc quan.
6.8. Tham gia câu lạc bộ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nếu có để được giáo dục về bệnh thường xuyên.
6.9. Đối với người lớn tuổi nên quan tâm đến các bệnh kèm quan trọng nhất là bênh tim mạch như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, suy tim sau đó là bệnh đái tháo đường, bệnh thận mạn, bệnh gan mạn v.v….
1. Giáo trình sau đại học hô hấp học của PGS.TS Lê Văn Bàng, NXB Đại học Huế, năm 2013.
2. GOLD 2020.