Nguyên nhận của sự bùng phát viêm gan B

Việt Nam là một trong số các quốc gia có tỷ lệ người nhiễm viêm gan B hoạt động và thụ động cao nhất thế giới. Virus viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu gây nên xơ gan và ung thư gan. Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Việt Nam hiện có khoảng 10 triệu người mắc viêm gan B, trong đó, phần lớn là viêm gan B mạn tính. Người mắc viêm gan B mạn tính được chia thành hai thể bệnh: thể người lành mang bệnh (hay còn gọi là viêm gan B thể ngủ) và viêm gan B thể hoạt động.

 

Mỗi năm có khoảng 0,5% những người nhiễm virus viêm gan B mạn tính sẽ phát triển thành ung thư gan (HCC). Tại Việt Nam, trong năm 2017, số người bị xơ gan là hơn 51.000 người, hơn 14.000 người ung thư tế bào gan và hơn 32.000 người tử vong.

Viêm gan B được coi như là căn bệnh “sát thủ thầm lặng” bởi tính âm thầm tấn công gan và phát bệnh đôi khi không biểu hiện ra triệu chứng bên ngoài. Do đó, nhiều bệnh nhân không biết mình bị bệnh, đến khi cấp cứu thì bệnh đã trở nên trầm trọng, thậm chí chớm xơ gan.

Viêm gan B rất dễ bùng phát trở lại nếu như người bệnh vừa kết thúc đợt điều trị hoặc là người bệnh đang mắc bệnh viêm gan B ở giai đoạn người lành mang bệnh viêm gan B thì bệnh viêm gan B dễ hoạt động và tấn công gan.

Những nguyên nhân chính khiến bệnh viêm gan B bùng phát

Theo các chuyên gan về bệnh gan mật, bệnh nhân mắc bệnh viêm gan B cấp tính hoặc bệnh nhân viêm gan B mãn tính đều có thể khiến cho bệnh có chuyển biến nặng hơn nếu như người bệnh có thói quen sống không lành mạnh, khoa học.

Người bệnh mắc bệnh viêm gan B rất dễ khiến cho bệnh có tiến triểm xấu hơn gây ra nhiều khó khăn cho việc điều trị bệnh nếu như người bệnh mắc một trong các nguyên nhân gây viêm gan B như:

Uống quá nhiều rượu

Rượu rất có hại cho những bệnh nhân viêm gan B mãn tính và cả ở những bệnh nhân mắc viêm gan B mãn tính ở thể người lành mang virus viêm gan B, virus viêm gan B và rượu khi cùng tồn tại sẽ gia tăng những tổn thương, nguy hại cho gan, đẩy nhanh quá trình dẫn đến xơ gan, ung thư gan.

Loạn dùng thuốc

Thuốc có ảnh hưởng nhất định đến các mô và các cơ quan của cơ thể. Thuốc sau khi vào cơ thể đa số được chuyển hóa qua gan chính vì thế người bệnh viêm gan B khi sử dụng thuốc không đúng đều gây ra tổn thương cho gan.

Dùng loạn thuốc dễ khiến viêm gan B bùng phát

Thiếu ngủ

Nếu thiếu ngủ, hoặc nghỉ ngơi không hợp lí dẫn đến sự thiếu hụt của máu ở gan ảnh hưởng đến sự nuôi dưỡng tế bào gan gây ra khả năng miễn dịch giảm, chính vì thế người bệnh nên nghỉ ngơi và đi ngủ từ 23h để có được giấc ngủ sâu vào khoảng 1 – 3h sáng, bởi đây là thời gian tốt nhất nuôi dưỡng máu trong gan từ đó rất tốt cho sức khỏe của người bệnh.

Hút thuốc lá

Gan là cơ quan giải độc, sau khi bị nhiễm virus viêm gan B, chức năng của gan giảm xuống, sự gia tăng nicotin trong cơ thể gia tăng gánh nặng cho gan và gây tổn hại trực tiếp đến sức khỏe.

Ăn đồ dầu mỡ

Những thực phẩm có hàm lượng mỡ cao, qua đường ruột được hấp thụ vào máu, thông qua hệ thống tuần hoàn được gan hấp thụ và chuyển đổi thành lipoprotein tổng hợp mật độ thấp; người có gan không tốt nếu hấp thụ lượng chất béo cao sẽ tăng gánh nặng cho gan.

Dự phòng bùng phát viêm gan B

Viêm gan B lây qua đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con. Hiện nay, chúng ta đã có vaccine phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này. Bởi vậy, việc làm đầu tiên và quan trọng nhất để giảm tác hại của viêm gan B đến mỗi người là tiêm phòng. Đặc biệt là tiêm phòng ngay, đủ cho những người sống chung quanh người bệnh. Làm tốt công tác tiêm chủng là đã khống chế được căn bệnh này không tăng lên về số người mắc.

Mục tiêu lâu dài chính là ngăn chặn các biến chứng xơ gan, suy gan, ung thư gan. Vì thế, để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc “tam giác vàng” là chế độ sinh hoạt hợp lý, kiên trì phác đồ điều trị của bác sỹ và kết hợp dùng thảo dược đã được khoa học chứng minh tốt cho các bệnh viêm gan B mà hiện nay đang được các chuyên gia khuyên dùng là Cây Chó đẻ răng cưa (Diệp hạ châu). Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.

TS.BS. Nguyễn Đức Hoàng

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email