Như chúng ta đã biết, đi kèm với sự phát triền kinh tế – xã hội là các vấn đề ô nhiễm môi trường, trong đó có vấn đề ô nhiễm do chất thải rắn. Chất thải rắn gia tăng nhanh chóng về lượng, thành phần ngày càng phức tạp. Sau đây là một số giải pháp cơ bản quản lý chất thải rắn.
– Thúc đẩy hoạt động giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế ở nguồn phát thải
Lượng và tính chất của các chất thải mục tiêu cần được kiểm soát bằng cách phối kết họp với chủ nguồn thải. Phỏng vấn trực tiếp những đối tượng này sẽ rất hữu ích trong việc xây dựng đề xuất. Thực hiện các biện pháp thúc đẩy: giáo dục, truyền thông, khuyến khích về tài chính và tác động của quảng cáo.
– Chương trình phân loại tại nguồn cho hộ gia đình
Lý do tại sao phân loại chất thải tại nguồn lại cần thiết phải được đề cập và giải thích rõ ràng để thuyết phục người dân tham gia. Khi các cơ sở xử lý được thiết kế cho việc xử lý chất thải hỗn họp thì không thể xác lập được hệ thống phân loại chất thải tại nguồn. Đầu tiên, cần làm rõ lý do áp dụng và thực hiện phân loại chất thải tại nguồn. Bước đầu tiên là chuẩn bị một số phương án về phân loại chất thải tại nguồn được áp dụng song song với các cơ sở xử lý cho từng loại chất thải được phân loại. Để triển khai được phân loại chất thải tại nguồn, điều quan trọng là phải có các cơ sở xử lý được thiết kế phù hợp với việc phân loại chất thải tại nguồn. Ngoài ra, hoạt động tuyên truyền giáo dục cũng là một điểm quan trọng cần lưu ý.
– Thu gom chất thải sinh hoạt nguy hại
Cần xác định những chất thải nguy hại mục tiêu, ví dụ như bóng đèn huỳnh quang và pin. Những chất thải này cần được xử lý riêng biệt vì chúng sẽ mang những kim loại nặng vào phân hữu cơ trong quá trình chế biến phân hữu cơ. Địa điểm được thu gom cũng cần được cân nhắc. Bên cạnh đó, chương trình tuyên truyền cho người dân về việc phân loại riêng các chất thải này cũng cần được xúc tiến. Ngoài ra, sử dụng lò đốt có quy mô nhỏ đạt tiêu chuẩn về khí thải và hệ thống sử dụng khí gas để xử lý chất thải nguy hại cũng là một phương án cần nghiên cứu.
– Hệ thống thu gom
Cần đánh giá lại hệ thống thu gom cách nhật 2 ngày 1 lần và phân loại các mô h́nh hệ thống thu gom và lựa chọn khu vực áp dụng thông qua việc cân nhắc tính chất của từng khu vực. Những mô hình này được minh họa như sau: 1) Quét và thu gom tại khu vực có mật độ cao, 2) Thu gom cạnh vỉa hè hàng ngày trong những khu vực có mật độ trung bình, 3) Thu gom cách nhật đối với những khu vực có mật độ thấp tại các khu đô thị. Việc xác định chi phí thu gom và số lượng xe tải thu gom cần thiết dưới những điều kiện trên đóng vai trò quan trọng. Ngoài ra, cần tổ chức các cuộc họp nhóm cộng đồng để trình bày và giải thích về những sự thay đổi trong hệ thống thu gom này. Cần thiết kế hệ thống phù họp giải quyết vấn đề chất thải tại các khu vực nông thôn. Mục đích không phải là cung cấp dịch vụ càng nhiều càng tốt mà mục đích là quản lý chất thải hợp lý, cần thiết kế hệ thống tái chế chất thải hữu cơ dựa vào cộng đồng, từ đó sẽ giúp thực hiện hệ thống thu gom một tuần một lần đối với chất thải khó phân hủy.
Để thiết kế và xây dựng các cơ sở xử lý, cần phải cân nhắc tất cả các khía cạnh bao gồm cả lượng chất thải trong tương lai, các hoạt động giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế tại các nguồn phát thải, phân loại tại nguồn, dịch vụ thu gom được cung cấp tại các khu vực và các khu vực mục tiêu để vận chuyển chất thải đến cơ sở xử lý. Ngoài ra, để đảm bảo việc vận hành các cơ sở xử lý bền vững và hiệu quả thì việc đảm bảo thực hiện quy hoạch là điều không thể thiếu. Do đó, để đảm bảo xử lý chất thải rắn ổn định, các vấn đề liên quan đến phát sinh và thu gom, vận chuyển bao gồm cả các hoạt động giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế cần được kết nối và phối hợp với nhau.
BÙI THẮNG