Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Chỉ bằng thao tác đơn giản lọc hạt giống qua nước muối với tỉ lệ phù hợp sẽ tiết kiệm hàng tỉ đồng mỗi năm cho nông dân Thừa Thiên Huế. Đây là kết quả của Đề tài nghiên cứu chuyển giao công nghệ sức khỏe hạt giống cho nông dân vùng khó khăn Thừa Thiên Huế do Tiến sĩ Lê Đình Hường, giảng viên chính Khoa nông học, Trường đại học Nông lâm Huế, nghiên cứu thành công.
Tiến sĩ Lê Đình Hường mở đầu cuộc trò chuyện với tôi bằng một bài toán đơn giản nhưng đầy sức thuyết phục: thông thường người nông dân sử dụng từ 100kg đến 200kg thóc giống cho 1ha đất hay nói cách khác là 6-8kg thóc giống/sào; nhưng với việc ứng dụng phương thức lọc hạt này, bà con chỉ cần 60kg thóc giống/ha (3-3,5ka thóc giống/sào). Toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích canh tác lúa hai vụ Đông xuân và Hè thu hàng năm xấp xỉ 54.000 ha thì lượng thóc giống hàng năm sẽ tiết kiệm được từ 1.620 tấn đến 2.700 tấn/năm. Nếu nhân con số này với số tiền 1.000 đồng/kg thì số tiền tiết kiệm nằm trong nhân dân sẽ từ 1,62 tỷ đến 2,7 tỷ đồng/năm. Điều đáng nói là phương thức lọc hạt hoàn toàn rất đơn giản, dễ làm chỉ cần hòa muối nước với nồng độ 14%, khấy đều trong 5 phút, sau đó thả thóc giống vào. Tiếp đó, vớt bỏ hạt nổi (có thể dùng những hạt lép này làm thức ăn cho vịt gà). Hạt chìm rửa sạch muối rồi đem ngâm ủ. Chi phí muối lọc cũng không hoàn toàn mất đi vì sau khi lọc hạt giống, dung dịch muối còn lại được sử dụng để nấu thức ăn cho heo thay lượng muối hàng ngày.
Không chỉ tiết kiệm được chi phí thóc giống ban đầu, phương thức lọc giống đơn giản trên còn đem lại hiệu quả bất ngờ cho người nông dân bởi tiết kiệm công tỉa dặm hoặc gieo lại. TS. Lê Đình Hường cho biết: Do có lọc hạt giống trước khi gieo, tức là chỉ gieo những hạt chắc mẩy, ruộng lúa trở nên đồng nhất hơn, cây mầm sinh trưởng tốt ngay ở giai đoạn ban đầu nên sẽ vượt qua được những điều kiện ngoại cảnh khó khăn như rét đậm đầu vụ Đông xuân, khô hạn do thiếu nước đầu vụ, sâu, bệnh hại… Vì thế, tỷ lệ cây mầm chết sẽ thấp hơn hẳn so với khi gieo hạt giống không được lọc. Do đó, ứng dụng phương thức lọc hạt có kết hợp đầu tư thâm canh thoả đáng thì sẽ tiết kiệm được công tỉa dặm một cách đáng kể, điều này góp phần làm giảm giá thành sản xuất lúa ở nông hộ.
So sánh màu sắc giữa ruộng thí nghiệm (phía trước) với ruộng không dùng phương thức lọc hạt (phía cuối ảnh) tại Phú Đa cho thấy ruộng có sử dụng phương thức lọc giống phát triển tốt hơn
(A) Mô hình có lọc hạt bằng dung dịch NaCl 14% lúa lên đều và tốt hơn hẳn so với (B) mô hình không lọc hạt
Trên thực tế hiện nay, do chất lượng hạt giống nông hộ ở các tiểu vùng rất thấp, khả năng nảy mầm của hạt giống lúa do nông dân tự để giống chỉ đạt trung bình 67,6%, thấp hơn rất nhiều so với yêu cầu của hạt làm giống là 80%. Qua thử nghiệm phương thức lọc giống ở một số xã vùng ven phá Tam giang như Phú Đa, Quảng Thái… đã cho thấy, phương thức lọc hạt bằng dung dịch muối ăn NaCl ở nồng độ 14% đã góp phần cải thiện chất lượng hạt giống (do loại bỏ các hạt kém phẩm chất, hạt bị biến màu, hạt lửng, chỉ giữ lại các hạt mẩy, hạt chắc), tỷ lệ cây nảy mầm cao hơn hẳn, cải thiện năng suất đồng ruộng, nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng đáng kể giá trị thương phẩm. Với kết quả này, người nông dân tại đây đang tiếp tục áp dụng phương thức lọc giống và có hướng ngày càng nhân rộng phương pháp này.
Sắp tới, chúng tôi sẽ triển khai phổ biến rộng ra ở nhiều nơi trong và ngoài tỉnh, những nơi nào còn sử dụng tỉ lệ thóc giống cao, để giúp bà con biết tuyển chọn nguồn hạt giống tốt, tự loại bỏ hạt xấu, đem lại hiệu quả kinh tế cao, TS.Lê Đình Hường nói. Nghiên cứu nông nghiệp phải tìm ra những đề tài mang tính thực tiễn, phương thức ứng dụng đơn giản, dễ làm đối với người nông dân, có như vậy mới đem lại lợi ích thiết thực cho bà con nông dân miền Trung vốn còn nghèo, đó là phương châm mà TS. Lê Đình Hường luôn hướng đến trong những đề tài nghiên cứu của mình…
Ngọc Hà