Kết quả bước đầu của các mô hình nuôi xen ghép tôm sú, cua và cá đối mục thuộc dự án CBA/SGF Hương Phong.

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Từ năm 2010, được sự hỗ trợ kinh phí của Chương trình tài trợ nhỏ (SGP), Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) thuộc Tổ chức phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Quản lý Tài nguyên (CORENARM) đã phối hợp với các đơn vị chức năng huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai dự án Xây dựng mô hình cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua bảo tồn, khai thác và sử dụng bền vững, tổng hợp tài nguyên thiên nhiên xã Hương Phong (gọi tắt là dự án CBA/SGP Hương Phong).

Mục tiêu chung của Dự án là tăng cường khả năng của địa phương nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH). Dự án có ba mục tiêu cụ thể là: Một là, Nâng cao năng lực cho chính quyền và người dân địa phương về quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu; hai là, Xây dựng các mô hình quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên dựa vào cộng đồng nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu; và ba là, Tư liệu hóa, đánh giá kết quả, đúc kết kinh nghiệm và khuyến nghị với chính quyền và người dân địa phương về những vấn đề có liên quan cho thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp dựa trên kết quả thử nghiệm các mô hình của dự án. Dự án được triển khai thí điểm tại xã Hương Phong, huyện Hương Trà từ tháng 4/2010- 4/2012.

Xã Hương Phong là một xã nằm dọc phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong những năm trở lại đây, xã Hương Phong đã chịu nhiều tác động nặng nề do thiên tai gây ra như bão lụt, hạn hán, và xậm nhập mặn. Những hiện tượng này được cho là hậu quả của hiện tượng biến đổi khí hậu (BĐKH). Trước những ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH, vấn đề đặt ra là làm sao có thể cải thiện được nguồn thu nhập cho người dân và tăng khả năng thích ứng để giảm các tác động tiêu cực của BĐKH đến phát triển kinh tế hộ gia đình và địa phương.

Kien tra tom.jpg Kiểm tra tôm sau thu hoạch

Với mục tiêu xây dựng các mô hình sản xuất nông nhiệp thích ứng với BĐKH, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và đa dạng hoá nguồn thu nhập cho người dân, dự án đã xây dựng 3 mô hình thí điểm trên địa bàn thôn Thuận Hoà xã Hương Phong, như phục táng giống lúa chịu mặn, mô hình nuôi thủy sản xen ghép và mô hình trồng lúa và nuôi cá, nhằm giúp cộng đồng thích ứng với BĐKH trong năm 2010. Bài viết này nhằm giới thiệu các kết quả đã được trong năm 2010 của mô hình nuôi xen ghép tôm sú, cá đối mục và cua của dự án CBA/GEF Hương Phong.

Theo nhiều báo cáo đánh giá, ngành nuôi trồng thuỷ sản là một trong những ngành sẽ sẽ chịu ảnh hưởng lớn do hiện tượng BĐKH. Do đó, đa dạng hoá các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế sẽ là một trong các giải pháp hữu hiệu để giảm rủi ro do thời tiết thay đổi và tăng khả năng tận dụng thức ăn và không gian nuôi. Dự án đã lựa chọn và kết hợp các đối tượng như tôm Sú, cua và cá đối mục để thực hiện mô hình với quy mô nuôi là 2 ha cho 4 hộ tham gia. Dự án hỗ trợ kỹ thuật tập huấn cho 20 hộ dân trong thôn và hỗ trợ chuyên gia tư vấn. Đối với giống và thức ăn cho mô hình, Dự án chỉ hỗ trợ 40% chi phí cho giống tôm, 30% cho giống cua và giống cá; và hỗ trợ kinh phí cho thức ăn cho tôm và cua lần lượt là 30% và 20% . Phần chi phí thức ăn và giống còn lại cá hộ tham gia mô hình đóng góp. Ngoài ra, các hộ tham gia mô hình còn đóng góp 100% chi phí cải tạo ao, vôi làm sạch môi trường, nhiên liệu (dầu chạy máy quạt nước), công chăm sóc và theo dõi sinh trưởng. Điều này giúp cho các hộ tham gia mô hình có trách nhiệm theo dõi và chăm sóc mô hình. Việc lựa chọn hộ tham gia mô hình được Dự án phối hợp với cộng đồng thôn Thuận Hòa tổ chức công khai với tiêu chí rõ ràng lựa chọn rõ ràng và minh bạch do cộng đồng thôn và Dự án thống dân đưa ra. Các hộ tham gia là những hộ đạt các tiêu chí và có số phiếu chọn của người dân cao nhất.

Mặt dù thời tiết không thuận lợi, kết quả thu được từ mô hình cho những kết quả khả quan sau 5 tháng thả nuôi. Tỷ lệ sống đối với tôm sú, cá đối mục và cua, theo thứ tự đạt 55%, 50% và 60%. Trọng lượng trung bình của các đối tượng nuôi khi thua hoạch đạt 95% so với yêu cầu đặt ra. Cụ thể tôm sú đạt 38 con/kg, cua là 0,28 kg/con và cá đối là 0,25 kg/con. Tăng trưởng của cá đối mục ước tính đạt 0,2 kg/con sau 03 tháng nuôi. Kết quả phân tích kinh tế mô hình đối với hộ ông Nguyễn Lương như với diện tích ao nuôi 6000m2 , lợi nhuận ròng đạt gần 30 triệu đồng.

Điều đáng chú ý là, trong thời điểm cùng nuôi với các hộ mô hình, các hộ nuôi tôm thâm canh đã gặp rủi ro cao do thời tiết thay đổi thất thường. Trong tháng 4-5/2010, các đợt nắng nóng ở khu vực phá Tam Giang đã làm cho các hồ nuôi tôm thâm canh bị chết do bị nhiễm bệnh và do nắng nóng. Đặc biệt, các hồ nuôi tôm thâm canh gần các hồ nuôi của mô hình bị bị chết hàng loạt với tỷ lệ từ 50- 80%, nhưng các hồ nuôi của mô hình dự án thì tỉ lệ tôm chết rất thấp dưới 5% và tôm không bị bệnh. Điều này được các chuyên gia thủy sản giải thích là do số lượng tôm nuôi ở mật độ thấp, ở tầng đáy đã có cá đối và cua đã ăn hết phần thức ăn thừa, tôm chết và phân của tôm nên giảm nguy cơ gây ô nhiễm và nguồn bệnh cho tôm. Ngoài ra, sự động của loài cá đối mục cũng giúp thay đổi sự lưu chuyển nước ở tầng đáy. Mặt khác, lượng rong câu được nuôi để làm thức ăn cho cá và giúp tăng lượng oxy trong hồ.

Từ kết quả mô hình cho thấy, khả năng thích nghi với môi trường cao đối với cá đối mục. Cá đối mục là loại nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết, ao hồ địa phương và nuôi xen ghép với tôm sú – cua. Việc nuôi xen ghép đã giảm rủi ro cho các hộ nông dân nuôi tôm và tạo thêm thu nhập ổn định. Điều này được minh chứng qua việc tự lan rộng của mô hình. Theo điều tra của CORENARM, trong vụ nuôi năm 2011, đã có 5 hộ ở thôn Thuận Hòa chuyển từ nuôi tôm thâm canh sang nuôi xen ghép. Ngoài ra, cả 4 hộ nuôi mô hình năm 2010 vẫn tiếp tục nuôi theo cách làm của mô hình bằng nguồn vốn của cá nhân. Điều đó chứng tỏ rằng, các mô hình đã thành công bước đầu và đã thuyết phục được người dân áp dụng.

Để có cơ sở tư liệu hóa và xây dựng quy trình nuôi xen ghép các đối tượng nuôi nhằm giúp giảm rủi ro cho nông dân và nhân rộng mô hình, Dự án tiếp tục thử nghiệm các hộ nuôi tương tự và mở rộng thêm đối tượng nuôi xen ghép khác, ví dụ là cá dìa, với quy mô 4ha với các hộ nông dân khác trong vụ nuôi năm 2011. Việc thực hiện ghi chép các thông số thời tiết và biện pháp chăm sóc được tiến hành điều đặn, điều này giúp nhóm tư vấn tư liệu hóa và viết thành hướng dẫn nuôi cho người dân khi các mô hình kết thúc.

Các kết quả bước đầu của mô hình nuôi xen ghép đã nêu ở trên đã chứng tỏ sự thành công bước đầu của mô hình nói riêng và dự án nói chung. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở để Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quảng bá và nhân rộng ra cho các hộ nuôi thủy sản khác khác trong và ngoài địa bàn xã Hương Phong trong điều kiện biến bối khí hậu.

Bùi Phước Chương

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email