Hỗ trợ tu bổ, tôn tạo tổng thể cho khoảng 300 di tích, khu di tích được công nhận di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt quan trọng trong giai đoạn 2012 – 2015

Đó là một trong những mục tiêu hướng đến của Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2012 – 2015 mà Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt ngày 5/9/2012 vừa qua, với tổng kinh phí cho chương trình là 7.399 tỷ đồng.

Theo đó, Chương trình sẽ hỗ trợ tu bổ, tôn tạo tổng thể cho khoảng 300 di tích, khu di tích được công nhận di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt quan trọng; hỗ trợ chống xuống cấp, tu bổ cấp thiết cho 1.200 đến 1.500 di tích quốc gia. Hoàn thành công tác tổng kiểm kê giá trị văn hóa phi vật thể trên cả nước và xây dựng bản đồ phân bố giá trị văn hóa phi vật thể; tiến hành 500 dự án sưu tầm bảo tồn lưu giữ Văn hóa phi vật thể; đảm bảo việc giới thiệu, quảng bá và phát huy di sản văn hóa phi vật thể đã được sưu tầm lưu giữ; hoàn chỉnh hệ thống ngân hàng dữ liệu văn hóa phi vật thể; nghiên cứu lập hồ sơ 5 di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của dân tộc để trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Hỗ trợ phục dựng và đưa 20 lễ hội tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số về với cộng đồng dân cư; hoàn thành các làng bản cổ tiêu biểu để khai thác phục vụ du lịch văn hóa.

Với mục tiêu phát triển văn hóa, thể thao cơ sở: Hỗ trợ xây dựng 500 nhà văn hóa sân tập thể thao cấp xã và 3.000 nhà văn hóa, sân tập thể thao thôn đáp ứng bộ tiêu chí nông thôn mới; xây dựng 30 Trung tâm văn hóa thể thao cấp huyện tại các vùng, miền, các địa phượng, vùng sâu, vùng xa; cấp trang thiết bị hoạt động phù hợp, đáp ứng đuợc yêu cầu thực tế cho các đội thông tin lưu động cấp tỉnh, cấp huyện; cấp trang thiết bị hoạt động cho các Trung tâm văn hóa cấp huyện và 3.000 nhà văn hóa thể thao cấp xã, thôn. Hỗ trợ để nâng cấp và duy trì hoạt động các điểm vui chơi giải trí, sinh hoạt cho thiếu nhi đã có ở địa phương. Thí điểm đầu tư xây dựng 10 tụ điểm vui chơi giải trí cho thiếu nhi thuộc hệ thống công lập. Cấp trang thiết bị và sản phẩm văn hóa thông tin cho các xã thuộc vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo, các xã đặc biệt khó khăn. Đảm bảo 100% cán bộ phụ trách công tác văn hóa của các xã, phường được đào tạo nghiệp vụ cơ bản.

Song song đó, Chương trình cũng sẽ hỗ trợ xây dựng mới 07 Trung tâm nghệ thuật biểu diễn nghệ thuật truyền thống tại một số vùng tiêu biểu; trang bị cho các Trung tâm nghệ thuật biểu diễn truyền thống 10 xe ôtô ca chuyên dụng chở diễn viên, 10 xe ôtô tải chuyên dụng chở trang thiết bị, 10 máy phát điện công suất từ 20 KVA đến 30 KWA và một số thiết bị âm thanh, ánh sáng, nhạc cụ, đạo cụ, trang phục chuyên dụng; đầu tư xây dựng 30 chương trình nghệ thuật biểu diễn truyền thống cho các đơn vị công lập, 10 chương trình cho các đơn vị ngoài công lập; xây dựng 60 chương trình phát trên sóng Truyền hình chuyên mục: “Trò chuyện về Nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam” nhằm giới thiệu và quảng bá tới đông đảo khán giả trong nước và quốc tế; tổ chức 40 đợt tập huấn về nghệ thuật biểu diễn truyền thống cho các đơn vị công lập và ngoài công lập; tiếp tục đầu tư cho dự án “Sân khấu học đường” giai đoạn 2012 – 2015, thực hiện mỗi năm 06 chương trình ở các địa phương khác nhau.

Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa được thực hiện trên phạm vi toàn quốc, song tùy từng dự án có phạm vi khác nhau, cụ thể: sẽ có 4 dự án có phạm vi trên toàn quốc (Dự án Chống xuống cấp, tu bổ và tôn tạo di tích; dự án Sưu tầm, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam; dự án Tăng cường năng lực cán bộ văn hóa cơ sở, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; dự án Đầu tư phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống) và 2 dự án có phạm vi ở khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng núi, biên giới hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến cũ, vùng đặc biệt khó khăn (Dự án Tăng cường đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo; dự án Hỗ trợ phát triển hệ thống cơ sở vui chơi, giải trí cho trẻ em khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo).

Theo đó, Chương trình sẽ hỗ trợ tu bổ, tôn tạo tổng thể cho khoảng 300 di tích, khu di tích được công nhận di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt quan trọng; hỗ trợ chống xuống cấp, tu bổ cấp thiết cho 1.200 đến 1.500 di tích quốc gia. Hoàn thành công tác tổng kiểm kê giá trị văn hóa phi vật thể trên cả nước và xây dựng bản đồ phân bố giá trị văn hóa phi vật thể; tiến hành 500 dự án sưu tầm bảo tồn lưu giữ Văn hóa phi vật thể; đảm bảo việc giới thiệu, quảng bá và phát huy di sản văn hóa phi vật thể đã được sưu tầm lưu giữ; hoàn chỉnh hệ thống ngân hàng dữ liệu văn hóa phi vật thể; nghiên cứu lập hồ sơ 5 di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của dân tộc để trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Hỗ trợ phục dựng và đưa 20 lễ hội tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số về với cộng đồng dân cư; hoàn thành các làng bản cổ tiêu biểu để khai thác phục vụ du lịch văn hóa.

Với mục tiêu phát triển văn hóa, thể thao cơ sở: Hỗ trợ xây dựng 500 nhà văn hóa sân tập thể thao cấp xã và 3.000 nhà văn hóa, sân tập thể thao thôn đáp ứng bộ tiêu chí nông thôn mới; xây dựng 30 Trung tâm văn hóa thể thao cấp huyện tại các vùng, miền, các địa phượng, vùng sâu, vùng xa; cấp trang thiết bị hoạt động phù hợp, đáp ứng đuợc yêu cầu thực tế cho các đội thông tin lưu động cấp tỉnh, cấp huyện; cấp trang thiết bị hoạt động cho các Trung tâm văn hóa cấp huyện và 3.000 nhà văn hóa thể thao cấp xã, thôn. Hỗ trợ để nâng cấp và duy trì hoạt động các điểm vui chơi giải trí, sinh hoạt cho thiếu nhi đã có ở địa phương. Thí điểm đầu tư xây dựng 10 tụ điểm vui chơi giải trí cho thiếu nhi thuộc hệ thống công lập. Cấp trang thiết bị và sản phẩm văn hóa thông tin cho các xã thuộc vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo, các xã đặc biệt khó khăn. Đảm bảo 100% cán bộ phụ trách công tác văn hóa của các xã, phường được đào tạo nghiệp vụ cơ bản.

Song song đó, Chương trình cũng sẽ hỗ trợ xây dựng mới 07 Trung tâm nghệ thuật biểu diễn nghệ thuật truyền thống tại một số vùng tiêu biểu; trang bị cho các Trung tâm nghệ thuật biểu diễn truyền thống 10 xe ôtô ca chuyên dụng chở diễn viên, 10 xe ôtô tải chuyên dụng chở trang thiết bị, 10 máy phát điện công suất từ 20 KVA đến 30 KWA và một số thiết bị âm thanh, ánh sáng, nhạc cụ, đạo cụ, trang phục chuyên dụng; đầu tư xây dựng 30 chương trình nghệ thuật biểu diễn truyền thống cho các đơn vị công lập, 10 chương trình cho các đơn vị ngoài công lập; xây dựng 60 chương trình phát trên sóng Truyền hình chuyên mục: “Trò chuyện về Nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam” nhằm giới thiệu và quảng bá tới đông đảo khán giả trong nước và quốc tế; tổ chức 40 đợt tập huấn về nghệ thuật biểu diễn truyền thống cho các đơn vị công lập và ngoài công lập; tiếp tục đầu tư cho dự án “Sân khấu học đường” giai đoạn 2012 – 2015, thực hiện mỗi năm 06 chương trình ở các địa phương khác nhau.

Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa được thực hiện trên phạm vi toàn quốc, song tùy từng dự án có phạm vi khác nhau, cụ thể: sẽ có 4 dự án có phạm vi trên toàn quốc (Dự án Chống xuống cấp, tu bổ và tôn tạo di tích; dự án Sưu tầm, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam; dự án Tăng cường năng lực cán bộ văn hóa cơ sở, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; dự án Đầu tư phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống) và 2 dự án có phạm vi ở khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng núi, biên giới hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến cũ, vùng đặc biệt khó khăn (Dự án Tăng cường đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo; dự án Hỗ trợ phát triển hệ thống cơ sở vui chơi, giải trí cho trẻ em khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo).

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email