Hỗ trợ gần 500 triệu đồng xây dựng kế hoạch hệ thống cảnh báo sớm ở 06 xã

Trong khuôn khổ dự án Thích ứng và Chống chịu với Biến đổi khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế – VIE/433 do tổ chức Luxemburg tài trợ, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội đã thực hiện công tác đánh giá, tham vấn kế hoạch xây dựng hế thống cảnh báo sớm dựa vào cộng đồng tại 06 xã của 3 huyện ở tỉnh Thừa Thiên Huế để dự án tiến hành hỗ trợ, đầu tư cho các hạng mục liên quan.

Mục tiêu chung của dự án VIE-433 là đóng góp vào các mục tiêu cấp tỉnh và quốc gia về tăng cường sức chống chịu hệ thống tự nhiên và con người với BĐKH như đã được đề cập trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia về BĐKH và Tăng trưởng xanh 2016 và Kế hoạch Hành động cấp tỉnh của Thừa Thiên Huế về BĐKH đến năm 2020. Một trong các nhiệm vụ của dự án là hỗ trợ các huyện xây dựng Hệ thống cảnh báo sớm dựa vào cộng đồng (CBEWS) nhằm cung cấp thông tin sớm về các tình huống khẩn cấp của thiên tai (bão, lụt) giúp người dân chuẩn bị tốt hơn cho việc ứng phó khẩn cấp, từ đó giảm thiểu các thiệt hại và mất mát do thiên tai gây ra. Kết quá dự án nhằm tăng cường năng lực ứng phó BĐKH của cộng đồng và chính quyền; đầu tư cơ sở hạ tầng vi mô bảo vệ được con người và sinh kế tốt hơn; và xây dựng các hệ sinh thái chống chịu giúp con người thích ứng BĐKH tốt hơn.

Thực hiện đánh giá và thu thập thông tin ở cấp cộng đồng.

Các địa phương tham gia vào hoạt động dự án lần này là xã Quảng Thành, Quảng Công (huyện Quảng Điền), xã Phú Gia, Phú Diên (huyện Phú Vang), xã Lộc Điền và Vinh Mỹ (huyện Phú Lộc).

Các hoạt động dự án chính được thực hiện là xây dựng các công cụ và kế hoạch thu thập thông tin về hệ thống cảnh báo tại cộng đồng; dựa trên báo cáo CVCA của dự án VIE/033, lựa chọn các xã dễ bị tổn thương nhất để tiến hành đánh giá nhu cầu, tiến hành đánh giá nhu cầu ở ít nhất 09 xã để xác định 06 xã phù hợp cho việc thiết lập CBEWS; Thực hiện việc phân tích hiện trạng có sự tham gia, các công cụ phân tích bao gồm: bản đồ và phân tích bản đồ và các yếu tố còn thiếu, đánh giá thiên tai, tính dễ bị tổn thương và năng lực, phân tích thể chế và các bên liên quan,…;đánh giá nhu cầu nâng cao năng lực.

Các hoạt động lập kế hoạch dựa vào cộng đồng giúp đánh giá rủi ro và các thiên tai mà cộng đồng đang phải đối mặt và sự tham gia của trong PCTT và thích ứng với BĐKH của cả cộng đồng, chính quyền địa phương và các tổ chức phát triển; xác định các hoạt động nhằm giảm thiểu rủi ro để ngăn chặn và giảm tác động của thiên tai, rủi ro và tính dễ bị tổn thương; kháo sát, phân tích, đánh giá và lập kế hoạch xây dựng Hệ thống cảnh báo sớm dựa vào cộng đồng; thực hiện khảo sát và lập kế hoạch dựa vào cộng đồng sẽ cung cấp một bức tranh tổng quan về thực trạng của địa phương để từ đó có các kế hoạch xây dựng năng lực, hỗ trợ sinh kế và cải thiện cơ sở hạ tầng để PCTT và thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH.

Họp tham vấn và xây dựng kế hoạch hệ thống cảnh báo sớm được tiến hành và lấy ý kiến tổng kết cho các hạng mục sẽ hỗ trợ, đầu tư.

Quá trình và nội dung đánh giá về hệ thống cảnh báo sớm tập trung chính vào 04 hợp phần là Tri thức rủi ro – Công tác giám sát, cảnh báo – Truyền phát, truyền thông và Năng lực ứng phó. Kết quả cho thấy công tác cảnh báo sớm ở các địa phương vẫn còn đang thiếu hụt về kiến thức, thông tin chưa được cập nhật, đội ngũ làm công tác PCTT vẫn còn hạn chế, chưa đảm bảo, các trang thiết bị chưa đồng bộ, xuống cấp, cần được đầu tư bổ sung, sửa chữa,…

Bà Phạm Thị Diệu My – Giám đốc CSRD trình bày kết quả và kế hoạch xây dựng hệ thống cảnh báo sớm dựa vào cộng đồng của 06 xã.

Sau khi kết thúc quá trình đánh giá và xem xét nhu cầu từ phía cộng đồng, địa phương dự án cam kết sẽ hỗ trợ mỗi địa phương là 115.000.000đ phục vụ chính cho việc kế hoạch xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, các hạng mục hỗ trợ đã được các địa phương thống nhất tại cuộc họp chung với sự tham gia của đại diện 06 xã, các ban ngành liên quan cấp huyện và tỉnh.

Đại diện các xã phản hồi và phát biểu ý kiến liên quan đến các hạng mục sẽ hỗ trợ tại địa phương.

Nguồn kinh phí hỗ trợ tuy chưa thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu về cảnh báo sớm, tuy nhiên cũng đã hỗ trợ và tập trung giải quyết các vấn đề cần thiết, cấp bách liên quan đến cảnh báo sớm nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra trước trong và sau mùa mưa bão.

THANH TÂM

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email