HỒ SƠ KHOA HỌC: “MƯỜI BẢN NGỰ” (Phẩm tiết, Nguyên tiêu, Hồ quảng, Liên hoàn, Bình bán, Tây mai, Kim tiền, Xuân phong, Long hổ và Tẩu mã) trong hệ thống Nhã nhạc cung đình Huế

Trạng thái đề tài:

Lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo

Hoạt động: Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật

Năm: 2023

Ngày nộp đề tài: 5 Tháng Mười Hai, 2023

Thông tin nhóm tác giả

Tên tác giả / nhóm tác giả: ThS. Trương Trọng Bình, NSND Phan Thị Bạch Hạc, CN. Trần Thị Diệu Huê

Đơn vị công tác của chủ nhiệm: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế

Địa chỉ cơ quan của chủ nhiệm: 23 Tống Duy Tân, phường Đông Ba, Tp Huế

Tính mới của giải pháp

1. Tính mới Trong những năm qua, đặc biệt là sau khi Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO vinh danh là kiệt tác di sản của thế giới, công tác bảo tồn các giá trị di sản của Nhã nhạc đã được chú trọng. Tuy nhiên, khi đề cập đến một hệ thống bài bản được nghiên cứu chuyên sâu nhằm bảo tồn nguyên gốc và mang tính ứng dụng thiết thực phục vụ cho công tác biểu diễn, tránh “Tam sao thất bản” đang là một dấu hỏi rất lớn dành cho các nhà nghiên cứu cũng như các nghệ sỹ biểu diễn. Việc xây dựng Hồ sơ khoa học Mười bản Ngự (Phẩm tiết, Nguyên tiêu, Hồ quảng, Liên hoàn, Bình bán, Tây mai, Kim tiền, Xuân phong, Long hổ và Tẩu mã) trong hệ thống Nhã nhạc cung đình Huế nhằm mục đích chuẩn hoá để đưa những bài bản này vào chương trình biểu diễn thường xuyên của Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế, cũng như lưu giữ những giá trị nguyên gốc mà nó vốn có. 2. Tính sáng tạo Hồ sơ khoa học Mười bản Ngự (Phẩm tiết, Nguyên tiêu, Hồ quảng, Liên hoàn, Bình bán, Tây mai, Kim tiền, Xuân phong, Long hổ và Tẩu mã) trong hệ thống Nhã nhạc cung đình Huế” là một công trình mang tính sáng tạo riêng của nhóm tác giả. Trong nội dung của đề tài, ngoài việc ký âm, nhận đình về tính quy cũ cũng như nêu lên những giá trị nghệ thuật riêng biệt của từng bài bản Nhã nhạc, chúng tôi còn thực hiện các bước cố định hóa tư liệu như: Ký âm bài bản theo nốt nhạc của phương tây, sau đó phân tích, đối chiếu và chuẩn hoá bài bản một cách chính xác nhất, tạo ra một hệ quy chuẩn khi các nghệ sỹ khi tập luyện và trình diễn.

Tính sáng tạo

Đề tài nghiên cứu Mười bản Ngự (Phẩm tiết, Nguyên tiêu, Hồ quảng, Liên hoàn, Bình bán, Tây mai, Kim tiền, Xuân phong, Long hổ và Tẩu mã) trong hệ thống Nhã nhạc cung đình Huế không chỉ phục vụ riêng cho công tác nghiên cứu bảo tồn Nhã nhạc, mà còn phục vụ cho các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội như lịch sử, văn hóa, xã hội, cụ thể là nghiên cứu về Huế, về con người Huế. Sản phẩm của đề tài trở thành nguồn tư liệu hữu ích phục vụ cho việc học tập và trình diễn Nhã nhạc tại các trường âm nhạc có bộ môn nhạc truyền thống trong cả nước, đặc biệt là tại Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế. Đồng thời đây cũng là nguồn tài sản quý giá để truyền lại cho các thế hệ mai sau. Với việc phân tích, chỉ ra sự giống và khác nhau của từng bài bản nằm trong hệ thống “Mười bản ngự”, sau đó cố định hóa tư liệu với các hình thức lưu trữ bằng hình ảnh, băng đĩa và văn bản sẽ là nguồn tư liệu cho các nhà nghiên cứu, các tổ chức có đào tạo nhạc công khi ứng dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả khi dàn dựng và tổ chức tập luyện cho nhạc công. Với các hình thức lưu trữ đa dạng và tỉ mỉ như trên, hi vọng đề tài sẽ giúp cho các nhóm đối tượng tham khảo, nghiên cứu tiếp cận một cách dễ dàng, thuận tiện.

Hiệu quả kinh tế xã hội

Công trình này có giá trị bảo tồn, gìn giữ loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc của dân tộc nói chung và Nhã nhạc cung đình Huế nói riêng đang ngày càng bị mai một và biến tướng, có nguy cơ thất truyền cao. Có thể xem đây là một cẩm nang với các giá trị khoa học và thực tiễn, tạo nên cơ sở cho các thế hệ nghệ sỹ, nhạc công, các nhà nghiên cứu, các trường âm nhạc có tổ chức đào tạo nhạc công truyền thống. Đặc biệt là Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống cung đình Huế - đơn vị đang gìn giữ bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật diễn xướng cung đình Huế.

Kiểm tra lại

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÍCH HỢP “STEAM – TRẢI NGHIỆM (mang tính hướng nghiệp)” CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

Thông tin nhóm tác giả Tính mới của giải pháp Tính sáng tạo Hiệu quả …