Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Sau gần một năm tiến hành khảo sát, xây dựng cơ sở vật chất và đào tạo ngắn ngày về các kỹ năng phục vụ trong dịch vụ du lịch cho người dân địa phương, ngày 27/6/2010, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển xã hội (CSRD, trực thuộc Liên hiệp hội Thừa Thiên Huế) đã tổ chức chuyến kiểm định chương trình (tour) du lịch sinh thái trên phá Tam Giang.
Tham gia chuyến kiểm định tour du lịch này có ông Ngô Hòa – Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh, ông Trần Giải – Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền cùng đại diện các sở, ban, ngành có liên quan và các công ty lữ hành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Với hành trình một ngày, khởi hành từ Huế, du khách được đi ô tô đến đình làng Thủ Lễ – một di tích lịch sử cấp Quốc Gia còn giữ lại được nét kiến trúc cổ xưa, thuộc xã Quảng Phước. Điểm đến tiếp theo là thôn Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền. Ở đây, du khách được xem người dân trình diễn đan lưới, xem mẫu vật các loài thủy hải sản đầm phá, mẫu vật các loại ngư lưới cụ do chính người dân nghiên cứu và thực hiện. Tiếp đến, du khách đi xe đạp thăm những vườn rau, tham gia vào hoạt động chăm sóc rau cùng nông dân. Sau đó, du khách đến thăm làng nghề đan lát Thủy Lập để tham quan và tham gia hoạt động đan lát. Trở lại thôn Ngư Mỹ Thạnh, du khách được thưởng thức các đặc sản đầm phá như tôm, cua, trìa và các loại cá nước lợ như cá dìa, cá hanh, cá dày,… do chính người dân chế biến, sau đó nghỉ trưa tại nhà cộng đông thôn. Đầu buổi chiều, du khách sẽ du thuyền trên phá và tham gia hoạt động đánh bắt như đổ nò sáo, đạp trìa và bắt trìa cùng với người dân. Vượt phá Tam Giang, du khách sẽ đến với bãi biển thôn Tân Mỹ, xã Quảng Ngạn. Ở đó, ngoài việc ngắm biển và tắm biển, du khách còn được thưởng thức điệu múa náp truyền thống của địa phương, tìm hiểu các hoạt động cộng đồng và các tổ chức hội. Trên đường về Huế, du khách có thể ghé tham quan và mua sản phẩm từ làng nghề truyền thống mây tre đan mỹ nghệ Bao La.
Tour du lịch sinh thái phá Tam Giang là loại hình du lịch cộng đồng, nó có ý nghĩa quan trọng, không chỉ góp phần làm đa dạng thêm dịch vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên – Huế mà còn có ý nghĩa đặc biệt góp phần tạo sinh kế mới cho người dân nhằm phát triển kinh tế – xã hội của huyện Quảng Điền nói riêng và của tỉnh Thừa Thiên – Huế nói chung – ông Ngô Hòa phát biểu khi kết thúc chuyến kiểm định.
Được biết, trong thời gian qua, đã có ba đoàn khách đăng ký tham quan tuyến này với số lượng trên 15 người mỗi đoàn.
Nguyễn Văn Quế