Đổi mới sử dụng di tích lịch sử tại địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945 ở trường trung học phổ thông tỉnh Thừa Thiên Huế

Trạng thái đề tài:

Lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo

Hoạt động: Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật

Năm: 2023

Ngày nộp đề tài: 5 Tháng Mười Hai, 2023

Thông tin nhóm tác giả

Tên tác giả / nhóm tác giả: TS. Trần Thị Hải Lê Thành viên, PGS.TS Nguyễn Thành Nhân, TS. Nguyễn Thị Bích

Đơn vị công tác của chủ nhiệm: Khoa Lịch sử, Trường ĐHSP, ĐH Huế

Địa chỉ cơ quan của chủ nhiệm: 34 Lê Lợi, TP Huế

Tính mới của giải pháp

- Tiếp tục khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc đổi mới sử dụng di tích lịch sử tại địa phương trong dạy học lịch sử ở trường THPT; Đánh giá đúng thực trạng việc sử dụng di tích lịch sử tại địa phương trong dạy học lịch sử ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế. - Xác định được hệ thống di tích lịch sử tại địa phương cần thiết khai thác sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đề xuất được giải pháp đổi mới sử dụng di tích lịch sử tại địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tính sáng tạo

- Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp GV các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế vận dụng vào thực tiễn để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử. - Đề tài là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh ngành Lý luận và Phương pháp dạy học môn Lịch sử các trường Sư phạm trong học tập, nghiên cứu.

Hiệu quả kinh tế xã hội

Nghiên cứu đã được thực hiện trong một quá trình với kinh phí không nhiều nhưng kết quả nghiên cứu mang lại hiệu quả kinh tế, văn hoá và xã hội khá lớn, khả năng áp dụng kết quả nghiên cứu khá phong phú. Cụ thể: - Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp GV các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế vận dụng vào thực tiễn dạy học Chương trình môn Lịch sử THPT 2006, Chương trình môn Lịch sử THPT, Nội dung giáo dục địa phương và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 2018. - Đề tài còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học môn Lịch sử các trường Sư phạm trong học tập, nghiên cứu. - Hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa cho HS, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng quê hương Thừa Thiên Huế trở thành thành phố festival, trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của châu Á vào năm 2045, theo Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Kiểm tra lại

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÍCH HỢP “STEAM – TRẢI NGHIỆM (mang tính hướng nghiệp)” CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

Thông tin nhóm tác giả Tính mới của giải pháp Tính sáng tạo Hiệu quả …