Đảng Cộng sản Việt Nam với Khoa học và Công nghệ

 

 

 

 

 

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 st1\:*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Khoa học và công nghệ là động lực của sự phát triển. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn xác định khoa học và công nghệ có vai trò đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến dần từ chế độ dân chủ nhân dân lên chủ nghĩa xã hội bằng cách phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân, biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến. (1)

Đại hội II của Đảng (2-1951) đã thông qua Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam với nội dung cơ bản: Nhiệm vụ cơ bản hiện nay của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc; xóa bỏ những tàn tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển kỹ nghệ, hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân, xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội, tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội.

Đại hội III của Đảng (9-1960) đã xác định, ở miền Bắc, công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ nhằm xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.

Đại hội IV (12-1976) của Đảng đã đề ra đường lối chung của cách mạng Việt Nam trên phạm vi cả nước: “Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mang: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học – kỹ thuật, cách mạng tư tưởng văn hóa, trong đó cách mạng khoa học – kỹ thuật là then chốt, đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.” (2) Về đường lối xây dựng kinh tế, Đại hội xác đinh: Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội…làm cho nước Việt Nam trở thành một nước xã hội chủ nghĩa có kinh tế công – nông nghiệp hiện đại, văn hóa và khoa học – kỹ thuật tiên tiến.

Đại hội VI (12-1986) của Đảng đề ra đường lối đổi mới toàn diện, đã nhấn mạnh: “Một đặc điểm nổi bật của thời đại là cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật đang diễn ra mạnh mẽ, tạo thành bước phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất và đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa các lực lượng sản xuất”. Trong tình hình ấy, nước ta cần thực hiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, tạo ra động lực để giải phóng năng lực sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học và kỹ thuật, phát triển kinh tế hàng hóa với năng suẩt, chất lượng, hiệu quả.

Đại hội VII (6-1991) của Đảng đã thông qua Cương lĩnh, trong đó có đoạn: “Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh quốc tế có những biến đổi to lớn và sâu sắc. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang diễn ra mạnh mẽ, cuốn hút tất cả các nước ở những mức độ khác nhau. Nền sản xuất vật chất và đời sống xã hội đang trong quá trình quốc tế hóa sâu sắc, ảnh hưởng lớn tới nhịp độ phát triển lịch sử và cuộc sống các dân tộc. Những xu thế đó vừa tạo thời cơ phát triển nhanh cho các nước, vừa đặt ra những thách thức gay gắt, nhất là đối với những nước lạc hậu về kinh tế” (3).

Nghị quyết số 26-NQ/TƯ của Bộ Chính trị (1991) về khoa học và công nghệ đã nêu rõ những mặt yếu kém của khoa học và công nghệ ở nước ta, đề ra những nhiệm vụ quan trọng của khoa học và công nghệ trong giai đoạn cách mạng mới, những biện pháp chủ yếu để đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, cải tiến sự quản lý của Nhà nước đối với khoa học và công nghệ. Đảng ta cho rằng, phát triển khoa học và công nghệ là nhu cầu của nước ta nhằm đuổi kịp các nước trên thế giới bằng thực lực kinh tế.

Đại hội VIII (1996) của Đảng đã xác định đưa nước ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại…Tập trung đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng cơ cấu công nghiệp – nông nghiêp – dịch vụ, tận dụng lợi thế của nước đi sau, tranh thủ công nghệ mới. Về công nghiệp, đi vào xây dựng những khu công nghệ cao, coi trọng phát triển một số ngành công nghiệp nặng; lấy ứng dụng, chuyển giao công nghệ là chính.

Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII (1996) đã ra Nghị quyết về Định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000, khẳng định vai trò động lực của khoa học và công nghệ đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…Nghị quyết còn đặt ra yêu cầu phải sớm có luật pháp về khoa học và công nghệ để thể chế hóa mọi mặt hoạt động khoa học và công nghệ, phải nhanh chóng đổi mới cơ chế quản lý khoa học, phải đầu tư thỏa đáng, bước đầu dành tối thiểu 2 % chi ngân sách cho khoa học và công nghệ. Và năm 2000, Luật khoa học và công nghệ được ban hành.

Đại hội IX (2001) của Đảng tiếp tục khẳng định, phát triển khoa học và công nghệ vừa là nền tảng, vừa là động lực đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. Đại hội đã nhận định: “Thế kỷ XXI sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi, khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất”. Muốn rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phải nắm bắt, khai thác, sử dụng các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại và những yếu tố của nền kinh tế tri thức. Phát triển khoa học và công nghệ phải hướng vào việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới sản phẩm, xây dựng năng lực cạnh tranh của hàng hóa, xây dựng năng lực công nghệ quốc gia đi nhanh vào một số ngành, lĩnh vục sử dụng công nghệ hiện đại, công nghệ cao (tin học, sinh học, vật liệu mới, tự động hóa)…Tăng đầu tư từ ngân sách và huy động các nguồn lực khác cho khoa học và công nghệ…

Hội nghi Trung ương 6 Khóa IX đã kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 Khóa VIII (7-2002) và xác định nhiệm vụ của Khoa học công nghệ trong thời gian tới là: Đẩy mạnh nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn; đổi mới nâng cao trình độ công nghệ trong nền kinh tế quốc dân; xây dựng và phát triển có trọng điểm các ngành công nghệ cao đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đại hội X (2006) của Đảng tiếp tục khẳng định: “Phát triển mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ…Kết hợp chặt chẽ hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo để thực sự phát huy vai trò quốc sách hàng đầu, tạo động lực đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức…Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học – công nghệ, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong từng ngành, từng lĩnh vực của nền kinh tế…Cùng với việc đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động khoa học – công nghệ, Nhà nước tập trung đầu tư vào các chương trình nghiên cứu quốc gia, phấn đấu đạt trình độ khu vực và thế giới; xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ cho một số lĩnh vực trọng điểm, công nghệ cao…Thực hiện chính sách trọng dụng nhân tài, các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, kỹ sư trưởng, kỹ thuật viên lành nghề và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao…” (4)

Hội nghị Trung ương 9 (5 dến 13-1-2009) đã ra Nghị quyết 31-NQ/TƯ “Về một số nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng”. Về khoa học và công nghệ, Nghị quyết ghi: “Tiếp tục đổi mới đồng bộ cơ chế quản lý và chính sách phát triển khoa học và công nghệ; nghiên cứu xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ quốc gia và các ngành, các sản phẩm quan trọng. Phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, gắn nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh, giáo dục và đào tạo. Có chính sách, chế độ đãi ngộ và điều kiện làm việc tốt hơn cho cán bộ nghiên cứu khoa học, nhất là cán bộ đầu ngành, có trình độ cao”. (5)

Trên đây là những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về khoa học và công nghệ trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

NGUYỄN XUYẾN

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email