Đặc điểm điều kiện địa lý tự nhiên vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế

Lãnh thổ tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích đất tự nhiên khoảng 500.920 ha, có địa hình rất phức tạp. Toàn bộ lãnh thổ kéo dài theo phương tây Bắc – đông Nam, cấu trúc địa hình núi và đồng bằng cũng chạy song song theo hướng bờ biển và trùng với hướng kéo dài của tỉnh. Địa hình của tỉnh thấp từ tây sang đông và biến đổi rất đa dạng, có thể chia làm 4 vùng địa hình khác nhau là: vùng núi, vùng gò đồi, vùng đồng bằng, vùng đầm phá và cồn cát ven biển.

Vùng núi phân bố ở độ cao từ 500 – 1000m trong đó có những đỉnh cao hơn 1000m. Diện tích vùng núi chiếm 52% diện tích đất tự nhiên của tỉnh nằm ở phía tây và tây nam lãnh thổ. Đặc điểm địa hình của vùng là độ dốc thay đổi lớn và cấu trúc phức tạp, tạo nên những thung lũng. Đặc biệt ở phía tây và tây nam địa hình cao, với các đỉnh cao từ 1200  1400m, tạo ranh giới tự nhiên ngăn cách với các vùng khác không chỉ về hành chính mà cả về khí hậu. Đi về phía đông địa hình chuyển nhanh sang đồng bằng với độ cao 20m trên chiều rộng chỉ có 35 – 50 km.

Vùng gò đồi có diện tích 166.000 ha chiếm 33% diện tích đất tự nhiên của đỉnh, phân bố ở độ cao từ 20m đến 200m có nơi tới 400m, có địa hình đồi núi thấp. Chiều rộng của vùng gò đồi thay đổi lớn tùy thuộc vào sự thay đổi độ dốc của địa hình.

Vùng đồng bằng Thừa Thiên Huế chiếm 9,78% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, phân bố ở độ cao từ 0-20m và tạo thành dải hẹp với chiều rộng thay đổi lớn, một nơi đồng bằng bị các dãy núi thấp nhô ra biển chia thành từng mảnh. Phần lớn diện tích đồng bằng là đồng bằng tích tụ sông biển.

Vùng đầm phá và cồn cát ven biển chiếm 4,5% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, tạo thành một dải hẹp chạy dọc bờ biển có tác dụng như là vùng đệm ngăn cách đồng bằng với biển. Phần lớn các sông ở Thừa Thiên Huế đều chảy vào hệ thống đầm phá rồi qua 2 cửa Thuận An và Tư Hiền để ra biển. Cả bốn vùng địa hình trên có liên quan chặt chẽ với nhau, hợp nhất trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế và tạo ra những nét đặc trưng riêng về khí hậu mà các tỉnh khác không có được. Như sự hình thành nên những trung tâm mưa lớn nhất của cả nước (Bạch Mã và A Lưới), tạo nên các đợt khí hậu khô nóng kéo dài với tác dụng của gió phơn tây Nam đã bị biến tính khi vượt qua dãy Trường Sơn. Bên cạnh đó bốn vùng địa hình chuyển tiếp liên tục Tây sang Đông trong một khoảng cách ngắn đã làm cho địa hình chung của tỉnh rất dốc.

Hệ đầm phá Tam giang – Cầu Hai nằm trong lãnh thổ tỉnh Thừa Thiên Huế nên nó mang những đặc điểm khí hậu thủy văn của tỉnh, đặc biệt là của vùng đồng bằng ven viển. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, với lượng mưa hàng năm vào loại lớn nhất trong cả nước.

     – Chế độ nhiệt

Nhiệt độ trung bình năm ở vùng đồng bằng về đồi núi thấp dưới 100m dao động trong khoảng 240-250C,  đi về phía ây (địa hình cao dần) nhiệt độ trung bình năm giảm, đến A Lưới, Bạch Mã nhiệt độ trung bình còn khoảng 200C, trong năm nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là vào tháng I (vùng đồng bằng 200C, vùng núi 180C). Nhiệt độ trung bình tháng cao vào tháng VI, VII (vùng đồng bằng ven biển 290C, vùng núi cao trên 500m 250C).

Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng mùa đông lớn hơn so với giữa các tháng mùa hè. Biên độ năm của nhiệt độ (chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất trong năm) ở Thừa Thiên Huế phụ thuộc vào địa hình, càng lên cao biên độ của nhiệt độ càng nhỏ (ở vùng đồng bằng ven biển dao động trong khoảng 90-100C, ở vùng núi 80C).

Trong chu kỳ ngày đêm thì nhiệt độ thấp nhất trong ngày thường vào thời điểm 5-6 giờ, nhiệt độ cao thất thường vào thời điểm 12-14 giờ. Biên độ ngày của nhiệt độ ở Thừa Thiên Huế mùa hè thường cao hơn mùa đông và ở vùng núi lớn hơn ở đồng bằng.

Về mùa hè biên độ ngày của nhiệt độ ở vùng núi đạt 100-120C, ở vùng đồng bằng 30 – 40C. Về mùa đông biên độ ngày của nhiệt độ ở vùng núi giảm xuống còn 60-80C, ở vùng đồng bằng là 20 – 30C.

Qua đó thấy rằng vùng đồng bằng Thừa Thiên Huế có nền  nhiệt độ khá cao và biến động lớn theo mùa và đặc biệt là trong mùa đông. Vào mùa hè thường có nền nhiệt ổn định và xuất hiện các đợt nóng kéo dài.

     – Chế độ mưa và gió

Vùng đồng bằng ven biển mưa bắt đầu từ tháng IX, kết thúc vào tháng XII, kéo dài 4 tháng. Mùa khô bắt đầu từ tháng I và kết thúc vào tháng VIII, kéo dài 8 tháng. Riêng vùng núi và gò đồi mưa bắt đầu sớm hơn từ tháng V hoặc VI kết thúc vào tháng XII, kéo dào 6 hoặc 7 tháng. Mùa khô bắt đầu từ tháng I và kết thúc vào tháng VI hoặc V, kéo dài 6 hoặc 5 tháng.

Thừa Thiên Huế là tỉnh có lượng mưa lớn, trung bình năm của các vùng đều > 2.500mm, có nơi trên 4000mm. Do điều kiện địa hình và hoàn lưu khí quyển nên đã hình thành hai trung tâm mưa lớn.

Trung tâm mưa lớn nhất là Bạch Mã, Thừa Lưu, Nam Đông, Phú Lộc với lượng mưa năm dao động trong khoảng 3400 – 4000mm, có năm lên đến trên 5000mm như 1973, Nam Đông 5128mm, 1980 Bạch Mã 8664mm.

Trung tâm mưa lớn thứ hai là A Lưới lượng mưa hằng năm trên 3200mm, nhiều năm vượt trên 5000mm. Vùng đồng bằng Thừa Thiên Huế là vùng ít mưa hơn, dao động khoảng 2500 – 2800mm.

Các sông lớn ở Thừa Thiên Huế với lưu vực chiếm gần hết diện tích của tỉnh đều đổ vào hệ đầm phá Tam giang – Cầu Hai. Vì vậy chế độ nước của hệ đầm phá phụ thuộc rất lớn vào lượng mưa của toàn tỉnh đặc biệt là của các trung tâm mua lớn. Do đặc điểm lượng mưa thường tập trung theo những đợt mưa lên tục kéo dài 6-7 ngày, có khi đến 19-31 ngày và mưa lớn thường tập trung trên diện rộng nên gây ra lũ lụt lớn. Đặc biệt có những ngày mưa rất lớn, lượng mưa ngày đạt trên 700mm, đặc biệt có những ngày mưa rất lớn, lượng mưa ngày đạt trên 700mm, đặc biệt như ngày 2/11/1999 lượng mưa là 1384mm (chưa từng gặp ở Việt Nam), đó là nguyên nhân gây ra lũ quét, xói lở bờ, trượt lở đất và nhiều hậu quả kéo theo khác.

Tổng lượng bốc hơi ở vùng đồng bằng Thừa Thiên Huế dao động trong khoảng 900 – 1000mm chiếm từ 30-40% tổng lượng mưa năm. Trong đó các tháng V, VI, VII và VIII là tháng có lượng bốc hơi cao nhất, đạt 92-152mm/tháng, kết hợp với hoạt động của gió phơn tây Nam vượt qua dãy trường sơn vào Thừa Thiên Huế đã gây ra các kỳ khô hạn kéo dài ở vùng đồng bằng Thừa Thiên Huế.

Hệ đầm phá Tam Giang – Cầu hai hằng năm chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông bắc hoạt động về mùa đông và gió mùa tây Nam hoạt động mạnh mẽ mùa hè. Hoạt động của gió đã gây ảnh hưởng lớn đến chế độ thủy văn đầm phá và đới biển ven bờ, như tạo nên dòng chảy gió trong đầm phá đạt 2 – 10cm/s ở tầng nước trên mặt, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo sóng ở các đầm phá… Sự hoạt động của gió cộng với địa hình đáy, mực nước, kích thước, hình dáng của thủy vực đã quyết định chế độ sóng ở các vùng khác nhau trong đầm phá, đóng vai trò quan trọng đối với sự diễn biến hoàn lưu nước trong thủy vực đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.

TS. BÙI THẮNG

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email