Bảo tồn thành phố di sản Huế – những vấn đề đáng quan tâm.

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Huế cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa? Đó là một trong những vấn đề được đưa ra tại Hội nghị toàn thể các thành phố lịch sử thế giới lần thứ 13. Qua đó, khá nhiều ý kiến đã gợi mở cho Huế một số vấn đề cần quan tâm triển khai thực hiện.

Phải kiểm soát trong xây dựng

Giáo sư Takeshi Nakagawa, Khoa kiến trúc ngành Kỹ sư khoa học tài năng, Đại học Waseda, Tổng giám đốc Chương trình bảo vệ Angkor của Chính phủ Nhật tại Campuchia, thành viên nhóm Nghiên cứu di sản thế giới của Unesco tại Huế đã từng thốt lên lời yêu Huế. Sau khi giải thích về tình yêu của mình, ngài giáo sư cũng thẳng thắn nói lên một điều cần nói: để Huế luôn mãi là Huế, chúng ta cần phải có một giải pháp thật sự bền vững.

Theo giáo sư Takeshi Nakagawa, một trong những yếu tố lớn góp phần duy trì sức hấp dẫn của Huế là nguồn nước xanh sạch của sông Hương và phong cảnh xanh tươi vùng đầu nguồn của nó. Tuy nhiên, những năm gần đây, các toà nhà cao tầng hai bên bờ sông Hương đang dần mọc lên, thậm chí đôi lúc rất nhanh chóng. Ngài giáo sư nhận định rằng, trước khi mọi người nhận ra điều này thì cảnh quan quý giá của Huế có thể bị mất. Cho nên, để không quá muộn, điều cần thiết phải có hướng dẫn rõ ràng để bảo vệ cảnh quan đôi bờ sông Hương.

Huế ngày càng có những thay đổi. Điều này có thể do dân số tăng nhanh và sự gia tăng xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị. Những thay đổi này là sẽ đương nhiên, song giáo sư Takeshi Nakagawa cũng lưu ý, những điều đó cần được kiểm soát nhằm đảm bảo sự hài hoà với môi trường TP lịch sử. Việc xây dựng các khách sạn và cơ sở kinh doanh để đáp ứng nhu cầu gia tăng khách du lịch cũng đặt ra vấn đề tương tự.

Sớm có một quy hoạch phát triển đô thị di sản

Theo ý kiến của ông Nguyễn Xuân Hoa, nhà nghiên cứu Văn hoá Huế, nguyên Giám đốc Sở Văn hoá – Thông tin Thừa Thiên Huế thì, trong quá trình phát triển, ngoài tác động bởi chiến tranh, bởi sức ép của xu hướng đô thị hoá, một nguyên nhân ảnh hưởng đến việc bảo tồn những giá trị di sản chính là thiếu một quy hoạch mang tầm chiến lược cộng với năng lực quản lý yếu kém. Ông chỉ ra rằng, thành phố di sản Huế đang đứng trước nguy cơ bị suy thoái, những giá trị di sản truyền thống của thành phố có nơi bị phá vỡ, mai một, động lực phát triển của Huế bị hạn chế, mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển chưa được giải quyết bằng những giải pháp hợp lý tạo nên những ràng buộc, kìm hãm đà phát triển của Huế trong bối cảnh đương đại. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho Huế là cần những định hướng mới để tháo gỡ những ách tắc đó. Điều đặc biệt quan trọng là phải sớm có một quy hoạch phát triển đô thị di sản. Điều này sẽ giải quyết hài hoà giữa yêu cầu của bảo tồn đô thị cổ và đáp ứng xu hướng phát triển của một đô thị mới. Tất nhiên, quy hoạch bảo tồn và phát triển đô thị di sản không chỉ dừng lại ở quy hoạch bảo tồn di tích khô cứng, xem di tích như vùng cấm địa mà phải tạo điều kiện vừa bảo vệ, vừa tôn tạo di tích, vừa đặt di tích tồn tại trong không gian sống của cư dân vùng có di tích.

Cùng với công tác quy hoạch, ông Nguyễn Xuân Hoa đưa ra những kiến nghị, giải pháp về bảo vệ thành phố di sản. Đó là, cần xem thành phố di sản Huế là tài nguyên văn hoá đặc biệt của quốc gia, không đánh đồng việc xếp loại một cố đô đặc thù của đất nước với những đơn vị hành chính thông thường. Với bản thân Huế, phải mạnh dạn khẳng định mình bằng những nỗ lực có tính bứt phá, tập trung đầu tư phát huy những giá trị di sản về kiến trúc, văn hoá, nghệ thuật, học thuật…

Và các giải pháp khác

Các đại biểu tham gia Hội nghị toàn thể các thành phố lịch sử thế giới lần thứ 13 tại Huế cho rằng, việc bảo tồn, phát huy các giá trị của thành phố lịch sử có rất nhiều điều đặt ra. Trả lời câu hỏi của báo giới, nhiều ý kiến đồng quan điểm với ông Nguyễn Xuân Hoa khi cho rằng, TW phải có một cơ chế đặc thù đối với di sản của Cố đô Huế. Kinh nghiệm của một số thành phố lịch sử tham gia hội nghị cho biết, nguồn lực để bảo tồn, phát huy các giá trị di sản của thành phố lịch sử của họ ngoài sự cố gắng của chính quyền thành phố thì chủ yếu dựa vào nguồn lực từ phía TW.

Bên cạnh các chính sách, nguồn lực đầu tư, sự cần thiết phải bảo vệ tính chân xác của di sản văn hoá v.v… một giải pháp được nhiều người đồng tình là cùng với chính quyền thành phố, vai trò của người dân trong việc bảo tồn các di sản văn hoá vô cùng quan trọng. Ông Daisaku Kadokawa, Chủ tịch Liên đoàn các thành phố lịch sử, Thị trưởng TP Kyoto (Nhật Bản) cho biết, tại Cố đô Kyoto, nhiều di sản văn hoá của thành phố giữ được là nhờ vào ý thức bảo vệ của người dân thành phố. Huế đã thực hiện điều này, nhưng cần tăng cường sự vào cuộc của người dân hơn nữa. Ông Nguyễn Hữu Thông, Trưởng Phân viện Văn hoá Nghệ thuật miền Trung tại Huế đề cập đến nhiều giải pháp để bảo tồn các di sản văn hoá Huế và một trong những giải pháp được ông đưa ra là tăng tính hiệu quả đối với việc giáo dục ý thức bảo tồn trong toàn xã hội với tư cách là chủ thể của di sản. Theo ông, song song với việc giáo dục ý thức trong bảo vệ cảnh quan môi trường cũng như di sản văn hoá, biện pháp cưỡng chế một cách nghiêm ngặt, thậm chí là khắt khe trong tình huống này là vô cùng cần thiết đối với xã hội…

Có thể thấy, tất cả những góp ý về giải pháp để việc bảo tồn các di sản văn hoá Huế một cách có hiệu quả tại Hội nghị toàn thể các thành phố lịch sử thế giới lần thứ 13 đều rất đáng trân trọng. Hy vọng, những ý kiến đó sẽ các được các cấp có thẩm quyền, các cơ quan chức năng quan tâm, xem xét và triển khai thực hiện.

Thùy Hương

 

 

 

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email