Tác giả: Vũ Thanh Hiền
Từ đầu năm 2024 đến nay, hầu hết các vùng miền của cả nước đang chứng kiến sự thay đổi thất thường theo hướng tiếp cận cực đoan của thời tiết. Các đợt nắng nóng này đã phá vỡ kỷ lục về số ngày nắng nóng kéo dài trong một đợt và giá trị nhiệt độ cao nhất tại nhiều địa phương khác nhau; bên cạnh đó, gió lốc và kích thước của mưa đá lớn hơn những đợt mưa hàng năm. Sự nhìn nhận mang tính tổng quan về biến đổi khí hậu đã khẳng định sự trầm trọng của các hiện tượng thời tiết cực đoan là sự thách thức lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu trong thời gian sắp tới. Nhiều quốc gia đang phát triển và mới nổi đã thiết lập các mục tiêu trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (Nationally Determined Contributions – NDC) để tăng khả năng phục hồi của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, việc quản lý rủi ro khí hậu tổng hợp (Climate risk management – CRM) liên quan đến tính liên tục, tần suất xuất hiện của rủi ro khí hậu, bao gồm các biện pháp phòng ngừa và thích ứng cũng như sự vận hành hệ thống tài chính tương ứng. Các công cụ để chuyển giao rủi ro ở hầu hết các quốc gia đang được ghi nhận tình trạng thiếu hoặc thậm chí bỏ ngỏ. Bảo hiểm rủi ro khí hậu (Climate risk insurance – CRI) là một công cụ tài chính hiệu quả, giúp các nhà sản xuất nông nghiệp và chính phủ đối phó với hậu quả của các hiện tượng thời tiết cực đoan bằng cách giải quyết yếu tố rủi ro còn sót lại.
Biến đổi khí hậu là sự thách thức lớn đối với sản xuất lương thực
Dựa trên cơ sở lý luận, bài học rút ra và kiến thức chuyên môn lâu dài về chuỗi giá trị nông nghiệp, thị trường bảo hiểm toàn diện và thích ứng với biến đổi khí hậu trên toàn thế giới kết hợp với quan điểm của các bên liên quan chính trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, biến đổi khí hậu và tài chính đã được vận dụng để giải quyết vấn đề đất đai; việc mô tả CRI trong lĩnh vực nông nghiệp một cách đầy đủ nhằm xây dựng biện pháp quản lý rủi ro nông nghiệp, là yếu tố của chiến lược quản lý rủi ro khí hậu tổng hợp trên diện rộng và các chương trình bảo trợ xã hội từ nguồn ngân sách quốc gia.
Quản lý rủi ro khí hậu tổng hợp được thiết kế phù hợp nhằm cung cấp ba “giá trị” chính cho các nhóm người dễ bị tổn thương, bao gồm: phòng ngừa (dự phòng thanh toán kịp thời dựa trên sự tồn tại thua lỗ), ổn định thu nhập từ nông nghiệp và ngăn chặn việc bán tài sản bổ sung. So với các phương thức hỗ trợ tài chính khác, đơn cử hoạt động viện trợ khẩn cấp, quản lý rủi ro khí hậu tổng hợp tạo điều kiện để phục hồi kinh tế nhanh hơn ở các khu vực sau thiên tai và tự trao quyền tự chủ về kinh tế – xã hội nói chung; Đối với lĩnh vực khuyến nông, quản lý rủi ro khí hậu tổng hợp tăng cường sự chắc chắn để lập kế hoạch tốt hơn và đầu tư vào trang trại có giá trị cao hơn, do đó thúc đẩy phát triển kinh tế; Đổi mới và thúc đẩy bằng cách khen thưởng các biện pháp giảm thiểu rủi ro thông minh về khí hậu có khoản thanh toán phí bảo hiểm thấp hơn, quản lý rủi ro khí hậu tổng hợp được tích hợp tốt sẽ tạo ra động lực cho việc thích ứng lâu dài với biến đổi khí hậu và tăng cường khả năng phục hồi tổng thể.
Sự kiện cấp cao về tăng cường Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) (Theo dcc.gov.vn)
Để thực hiện được quản lý rủi ro khí hậu tổng hợp (CRI), các bên liên quan cần có sự hiểu biết đầy đủ về những thách thức và cơ hội đối với CRI trong lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm cơ sở dữ liệu lớn từ các nghiên cứu khả thi, phân tích rủi ro khí hậu về mức độ phơi bày và tính dễ bị tổn thương của nhóm mục tiêu, cũng như đánh giá tài chính và đánh giá nhu cầu. Kết quả phân tích thông qua các thuật toán tĩnh sẽ mở rộng đến việc phân tích tình trạng của thị trường bảo hiểm, các cơ chế quản lý và môi trường chính trị.
Các bước thực hiện sẽ bao gồm hoạt động phát triển mô hình bảo hiểm cho chuỗi giá trị nông nghiệp. Các mô hình và sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nhu cầu của người thụ hưởng và yêu cầu trong chuỗi giá trị nông nghiệp; từ các sản phẩm bảo hiểm về năng suất khu vực hoặc thời tiết riêng lẻ đến các chương trình CRI quy mô lớn, có nhiều bên liên quan ở cấp địa phương và quốc gia thông qua các tổ chức trung gian như hiệp hội nông nghiệp, công ty nông nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp hoặc các hội nghề nghiệp cụ thể theo nhóm sản phẩm dựa trên hợp đồng hoặc tổ chức tài chính đặc biệt quan trọng vì họ liên kết bảo hiểm với các chức năng quan trọng khác trong chuỗi giá trị nông nghiệp, như tín dụng và bao tiêu. Khuôn khổ chính sách và cơ cấu thể chế cần được nghiên cứu và lồng ghép với các chính sách khí hậu quốc gia liên quan để bảo đảm quyền lợi của người sản xuất, khuyến khích phát triển thị trường bảo hiểm và xây dựng năng lực địa phương để thực hiện CRI. Các hoạt động đối thoại liên tục giữa các tổ chức nhà nước và khu vực tư nhân nên được thực hiện để tìm kiếm sự hỗ trợ tiếp cận nguồn tài trợ khí hậu quốc tế phù hợp cho CRI.
Bảo hiểm rủi ro khí hậu sẽ liên quan và cần có quyền truy cập liên tục vào dữ liệu nông nghiệp và thời tiết, khí hậu đáng tin cậy. Vì vậy cần thiết lập, tích hợp các hệ thống dữ liệu thời tiết và sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, được cập nhật thường xuyên để thúc đẩy khả năng tiếp cận dữ liệu đáng tin cậy một cách thuận tiện, trực tuyến và chi phí thấp cho các mô hình CRI. Song song với việc hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu, các hoạt động tuyên truyền quảng bá thông tin kiến thức, hiểu biết và nhận thức về bảo hiểm đối với các rủi ro nông nghiệp liên quan đến khí hậu và các sản phẩm bảo hiểm ở tất cả các bên liên quan, đồng thời thúc đẩy trao đổi địa phương. Các hoạt động nâng cao năng lực cho các đối tượng được hưởng lợi như các hộ sản xuất nhỏ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc hiệp hội nông dân sẽ là cần thiết và cũng là một kênh tuyên truyền phổ biến kiến thức ổn định và đáp ứng nhu cầu cho cộng đồng cư dân địa phương và các bên liên quan.